Ngành Quản lý công nghiệp

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Quản lý công nghiệp là một ngành có từ lâu trên thế giới, tại Việt Nam, đây đang là một ngành thu hút nhiều sinh viên theo học. Tốt nghiệp ngành này, sinh viên có thể làm việc ở tất cả các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, các sở, bộ, ban, ngành quản lý nhà nước và các đơn vị có liên quan đến lĩnh vực Quản lý Công nghiệp, có cơ hội giữ các chức vụ quản lý tại các doanh nghiệp, tổ chức, tập đoàn đa quốc gia…

    1. Ngành Quản lý công nghiệp là gì?

    • Ngành quản lý công nghiệp (tên tiếng Anh là Industrial Engineering and Management – IEM) là ngành giao thoa giữa kinh tế và công nghệ. Chương trình đào tạo ngành Quản lý công nghiệp trang bị cho người học cả kiến thức về quản trị kinh doanh (kinh tế) và kiến thức nền tảng về kỹ thuật công nghệ.
    • Ngành Quản lý công nghiệp cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Quản trị dự án, Quản trị nguồn nhân lực, Quản trị sản xuất, Đánh giá công nghệ, Quản lý vật tư và tồn kho... Sau tốt nghiệp ngành này, người học có thể đảm nhận ngay vị trí quản lý ở các bộ phận kế hoạch, điều độ sản xuất, quản lý chất lượng, quản lý dự án… làm việc trong các đơn vị sản xuất công nghiệp, khu công nghiệp - khu chế xuất hoặc có thể học tiếp cao học quản trị kinh doanh…
    01.jpg

    2. Học ngành Quản lý công nghiệp thi khối nào?

    - Mã ngành: 7510601
    - Ngành Quản lý công nghiệp xét tuyển các khối sau:
    • A00 (Toán, Vật lí, Hóa học)
    • A01 (Toán, Vật lí, Tiếng Anh)
    • D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
    • D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
    3. Mức điểm chuẩn để vào học ngành Quản lý công nghiệp

    Điểm chuẩn ngành Quản lý công nghiệp của các trường dao động từ 14 - 22 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia.

    4. Học ngành Quản lý công nghiệp ở đâu?


    - Khu vực miền Bắc:
    • Đại học Bách khoa Hà Nội
    • Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội
    • Đại học Điện lực
    • Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên
    - Khu vực miền Trung:
    • Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng
    • Đại học Công nghiệp Vinh
    - Khu vực miền Nam:
    • Đại học Bách khoa - ĐHQG TP.HCM
    • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
    • Đại học Cần Thơ
    • Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ
    • Đại học Thủ Dầu Một
    5. Ngành Quản lý Công nghiệp ra trường làm gì?

    Cử nhân ngành Quản lý Công nghiệp sau khi ra trường sẽ có cơ hội làm việc tại các tổ chức sản xuất, dịch vụ, thương mại với các quy mô khác nhau (vừa hay lớn) cũng như hình thái hoạt động đa dạng (nội địa hoặc đa quốc gia) với các vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp có thể là:
    • Nhân viên hoặc quản lý tại các tổ chức kinh doanh và phi kinh doanh,
    • Nhân viên hoặc quản lý tại các tổ chức thuộc mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội
    • Nhân viên hoặc quản lý tại các tổ chức thuộc các thành phần tư nhân và công cộng
    Với các công việc cụ thể sau:
    • Quản lý nhà máy: hoạch định sản xuất, quản lý mua hàng và tồn kho, quản lý nhân viên
    • Quản lý mua hàng: đánh giá các chương trình mua hàng, thiết lập cấp độ vận hành và phối hợp các công tác trong vận hành, định hướng các điểm mấu chốt trong vận hành.
    • Quản lý chất lượng: phân tích chi tiết cơ sở dữ liệu và các bảng tính, kiểm định quá trình để xác định các khu vực cần cải tiến, quản lý việc thực hiện những thay đổi.
    • Lập kế hoạch và quản lý chuỗi cung ứng: thương lượng các hợp đồng, thiết lập mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp, duy trì sự chính xác của hệ thống mua hàng, hoá đơn và hàng hoá trả lại.
    • Tư vấn cải tiến quá trình: thiết kế và triển khai kế hoạch sản xuất tinh gọn và giảm thời gian sản xuất trong cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ.
    • Quản lý tài chính kế toán: theo dõi và quản lý các hoạt động tài chính kế toán của công ty, phân tích chứng khoán: phân tích, xử lý số liệu chứng khoán…
    • Quản lý nhân sự: hoạch định nhân sự, khảo sát nhu cầu đào tạo và lên kế hoạch đào tạo, định biên, kế hoạch lương và thưởng, kế hoạch động viên và quan hệ lao động…
    • Quản lý kinh doanh: nghiên cứu thị trường, hoạch định chiến lược, kế hoạch kinh doanh, khai thác luật lệ và phương thức kinh doanh theo từng bối cảnh khác nhau…
    6. Mức lương của ngành Quản lý công nghiệp
    • Đối với sinh viên ngành Quản lý công nghiệp mới ra trường và chưa có kinh nghiệm sẽ có mức lương dao động từ 7 - 10 triệu đồng khi làm việc tại các doanh nghiệp.
    • Còn đối với những người đã có nhiều năm kinh nghiệm công tác tại các vị trí liên quan đến ngành Quản lý công nghiệp mức lương sẽ cao hơn từ 10 - 15 triệu đồng.
    7. Yêu cầu của ngành Quản lý công nghiệp
    • Biết sử dụng kiến thức chuyên môn để xác định và đề xuất hướng giải quyết các vấn đề quản lý, bằng sự hỗ trợ của các ứng dụng những công cụ phần mềm chuyên.
    • Tự tin thuyết trình các nội dung chuyên môn hoặc trong quản lý con người. Viết báo cáo, biểu mẫu văn bản hợp chuẩn mực, đủ thông tin cho việc ra quyết định.
    • Trình độ tiếng Anh tối thiểu tương đương TOEIC 450. Có khả năng thực hiện ít nhất một trong các công việc sau: Lập kế hoạch sản xuất; cải tiến chuỗi cung ứng; dự báo và hoạch định nhu cầu vật tư; kiểm soát và cải tiến chất lượng; đánh giá trình độ công nghệ...
    • Hiểu biết về một kỹ thuật - công nghệ, hợp tác được với các kỹ sư và bộ phận kỹ thuật. Biết sử dụng kỹ thuật, cơ sở định lượng, kỹ năng và công cụ đương đại trong công việc chuyên môn.