Nhắc đến Răng - Hàm - Mặt chúng ta cũng đều thấy đây là những bộ phận cơ thể quan trọng của con người. Ngành học Răng - Hàm - Mặt cũng là ngành học được nhiều thí sinh lựa chọn dù khó nhưng lại có cơ hội phát triển cao. 1. Tìm hiểu về ngành Răng - Hàm - Mặt Ngành Răng - Hàm - Mặt là ngành học đào tạo các bác sỹ chuyên ngành Răng - Hàm - Mặt để đề xuất và tham gia giải quyết các vấn đề trong dự phòng, chẩn đoán và điều trị các bệnh răng hàm mặt cho cá nhân và cộng đồng; đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho nhân dân. Mục tiêu của ngành Răng - Hàm - Mặt đó là đào tạo được các bác sĩ có y đức, kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp về y khoa, nha khoa, giải quyết được các vấn đề và điều trị các bệnh liên quan đến răng, hàm, mặt cho cá nhân, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe và thẩm mỹ cho mọi người. Chẩn đoán được và có bước xử lý ban đầu hiệu quả với một số bệnh về răng, hàm, chấn thương hàm mặt. Thực hiện công tác tư vấn, bảo vệ sức khỏe, chữa trị kịp thời những bệnh lý liên quan tới răng, hàm, mặt của con người. Sinh viên theo học ngành Răng - Hàm - Mặt sẽ được tìm hiểu về các môn học đại cương, các môn lý luận chuyên ngành, phương pháp lý luận, các môn học cơ sở ngành như dân số học, lý luận về giải phẫu, sinh lý, hóa sinh, mô phôi... và các môn học chuyên ngành như: Giải phẫu răng; mô phôi răng miệng; da liễu… Ngoài ra, bạn còn được thực hành trực tiếp tại các bệnh viện, nhằm giúp sinh viên có thêm kinh nghiệm, được trải nghiệm thực tế, phục vụ tối đa cho việc làm của bạn sau này Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Răng - Hàm - Mặt có thể làm việc ở rất nhiều nơi, có cơ hội việc làm rộng mở, nguồn thu nhập lớn như làm việc tại Bộ Y Tế, các bệnh viện từ tuyến huyện tới trung ương, các trung tâm y tế, phòng khám tư nhân Răng - Hàm - Mặt, các tổ chức nhà nước hoặc phi chính phủ… Ngành Răng - Hàm - Mặt 2. Ngành Răng - Hàm - Mặt thi khối nào? - Mã ngành: 7720501 - Ngành Răng - Hàm - Mặt tuyển sinh các khối thi sau: A00: Toán, Lý, Hóa B00: Toán, Hóa, Sinh 3. Điểm chuẩn ngành Răng - Hàm - Mặt Ngành học Răng - Hàm - Mặt là ngành học thu hút được nhiều thí sinh tham gia đăng ký theo học, nhất là đối với sinh viên có lực học khá giỏi và giỏi thì ngành này là sự lựa chọn đầu tiên nếu thí sinh có mong muốn theo đuổi và làm việc trong lĩnh vực y tế. Do đề án tuyển sinh những năm gần đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều thay đổi nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh có thêm cơ hội được học tập, cho nên điểm chuẩn của ngành Răng - Hàm - Mặt cũng có sự thay đổi, dao động trong khoảng từ 16,75 đến 21,55 điểm. 4. Các trường đào tạo ngành Răng - Hàm - Mặt Ngành Răng - Hàm - Mặt nhận được sự quan tâm của đông đảo thí sinh và phụ huynh, hơn nữa nhu cầu khám chữa bệnh liên quan đến răng - hàm - mặt ngày càng được chú trọng. Yêu cầu đặt ra lúc này đó là cần có một đội ngũ y bác sĩ răng - hàm - mặt được đào tạo bài bản. Chính vì vậy có nhiều trường đã và đang đào tạo ngành này như: - Khu vực miền Bắc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội Đại học Y Hà Nội Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên Đại học Y Dược Hải Phòng - Khu vực miền Trung: Đại học Duy Tân Đại học Y Dược - Đại học Huế Khoa Y dược - Đại học Đà Nẵng - Khu vực miền Nam: Đại học Y Dược TP.HCM Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Đại học Quốc tế Hồng Bàng Đại học Trà Vinh Đại học Y Dược Cần Thơ 5. Học ngành Răng - Hàm - Mặt ra trường làm gì? Ngành Răng - Hàm - Mặt quả thực là ngành học hot trong các ngành liên quan đến lĩnh vực bảo vệ sức khỏe người dân. Chính vì điều này nên cơ hội làm việc trong ngành này cực nhiều, sinh viên tốt nghiệp ngành răng, hàm, mặt không bao giờ bị rơi vào nỗi lo thất nghiệp. Bạn có thể làm tại các vị trí như sau: Làm việc tại Bộ y tế Các bệnh viện từ cơ sở đến trung ương Bác sĩ chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt làm việc cho các bệnh viện công lập hoặc tư nhân Tự mở phòng khám chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt Các cơ sở điều trị: bác sĩ trực tiếp tham gia điều trị và quản lý tại các bệnh viện công lập và tư nhân Các cơ sở đào tạo: giảng viên các trường đại học Y, cao đẳng Y và trung học y tế, cán bộ quản lý đào tạo Các viện nghiên cứu: chuyên viên trong các viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe, răng - hàm - mặt Các cơ quan quản lý: chuyên viên các cơ quan quản lý y tế Chuyên viên trong các tổ chức nhà nước và tổ chức phi chính phủ 6. Mức lương ngành Răng - Hàm - Mặt Mức lương của những y bác sĩ, những người hoạt động và làm việc trong ngành Răng - Hàm - Mặt thường có thu nhập cao hơn so với mặt bằng các ngành nghề khác của lĩnh vực y tế. Thông thường, mức lương thấp nhất sẽ từ 5 đến 7 triệu đồng. Với những người có kinh nghiệm lâu năm, hoặc có phòng khám răng hàm mặt riêng thì mức thu nhập chắc chắn sẽ không dưới mức 10 triệu đồng/tháng. 7. Ngành Răng - Hàm - Mặt cần những tố chất nào? Đây là một chuyên ngành học tập và làm việc quan trọng, răng, hàm, mặt đều là những bộ phận quan trọng trên cơ thể con người, người hoạt động trong lĩnh vực này cần hết sức cẩn trọng và có đầy đủ những tố chất sau đây: Có tinh thần nhân đạo và lòng yêu thương người bệnh, hiểu được nỗi đau của người bệnh Có sự kiên nhẫn cẩn thận, tỉ mỉ và phương pháp học tập, nghiên cứu logic, có chuyên môn cao Có sự can đảm và có thể chịu đựng áp lực trong công việc hàng ngày cũng như áp lực dư luận, khi mà những vấn đề liên quan đến răng, mặt, hàm đều liên quan đến thẩm mỹ Khả năng quan sát tốt, sự nhạy bén, đưa ra phán đoán chính xác Sức khỏe tốt và có thể làm việc trong một quãng thời gian dài là điều kiện tiên quyết để có thể phục vụ và làm việc trong ngành này