Ngành Sư phạm Sinh học

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Ngành Sư phạm Sinh học hiện nay đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn bởi cơ hội nghề nghiệp của ngành học này rất đa dạng, không chỉ đi dạy học mà còn có thể làm nhiều công việc khác có liên quan đến lĩnh vực Sinh học.

    1. Ngành Sư phạm Sinh học là gì?

    • Sinh học hay Sinh vật học là một môn khoa học về sự sống. Đây là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường.
    • Sư phạm Sinh học (tiếng Anh là Biology Teacher Education) là ngành đào tạo cử nhân Sư phạm Sinh học có trình độ tiên tiến về khoa học cơ bản, khoa học sinh học và giáo dục để sau khi tốt nghiệp có thể làm giáo viên Sinh học chất lượng cao tại các trường học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời có thể đảm nhiệm các công việc nghiên cứu trong các cơ quan nghiên cứu về khoa học Sinh học, khoa học Giáo dục.
    • Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Sinh học trang bị cho sinh viên những kiến thức lý thuyết chuyên sâu về khoa học sinh học và khoa học giáo dục; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo.
    2. Ngành Sư phạm Sinh học thi khối nào?

    - Mã ngành: 7140213
    - Các khối thi vào ngành Sư phạm Sinh học:
    • A00: Toán, Vật lí, Hóa học
    • A02: Toán, Vật lí, Sinh học
    • B00: Toán, Hóa học, Sinh học
    • B03: Toán, Sinh học, Ngữ văn
    • D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
    • D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
    01.jpg

    3. Điểm chuẩn ngành Sư phạm Sinh học

    Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Sư phạm Sinh học những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 17 - 32 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia hoặc tổ hợp môn xét theo học bạ.

    4. Các trường đào tạo ngành Sư phạm Sinh học


    - Khu vực miền Bắc:
    • Đại học Sư phạm Hà Nội
    • Đại học Sư phạm Hà Nội 2
    • Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội)
    • Đại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên)
    - Khu vực miền Trung:
    • Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng)
    • Đại học Sư phạm (Đại học Huế)
    • Đại học Hồng Đức
    • Đại học Vinh
    • Đại học Quy Nhơn
    • Đại học Quảng Nam
    • Đại học Phú Yên
    - Khu vực miền Nam:
    • Đại học Sư phạm TP. HCM
    • Đại học Sài Gòn
    • Đại học Cần Thơ
    • Đại học Đồng Tháp
    • Đại học Đồng Nai
    • Đại học An Giang
    5. Cơ hội việc làm ngành Sư phạm Sinh học

    Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Sư phạm Sinh học có thể đảm nhận các công việc sau:
    • Giảng dạy môn Sinh học, môn Khoa học tự nhiên tại các trường trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học;
    • Nghiên cứu trong lĩnh vực Sinh học và phương pháp dạy học môn Sinh học tại các viện, trung tâm và cơ quan nghiên cứu thuộc các Bộ, Ngành, các cơ sở đào tạo, các tổ chức quốc tế...
    • Làm việc tại các phòng thí nghiệm của các Trung tâm Y tế dự phòng;
    • Làm việc tại các khu Bảo tồn Thiên nhiên, các khu du lịch sinh thái…
    • Có thể làm việc trong các cơ quan quản lý tài nguyên sinh vật, tài nguyên môi trường, cơ sở sản xuất trong nước và nước ngoài, các tổ chức sử dụng lao động có kiến thức sinh học và sư phạm sinh học.
    6. Mức lương ngành Sư phạm Sinh học

    Đối với những bạn tham gia giảng dạy tại các trường học thuộc hệ thống trường học công lập hay làm việc trong các cơ quan nhà nước thì mức lương sẽ được tính theo quy định của nhà nước. Còn đối những bạn giảng dạy tại các trường học dân lập thì mức lương khởi điểm từ 5 - 7 triệu đồng/ tháng và tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm làm việc sẽ có mức lương cao hơn.

    7. Ngành Sư phạm Sinh học cần có tố chất gì?


    Để học tập và thành công trong ngành Sư phạm Sinh học, bạn cần phải có các tố chất sau:
    • Có khả năng học tốt các môn Khoa học Tự nhiên;
    • Khả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết;
    • Có lòng bao dung, độ lượng và trái tim nhân hậu;
    • Nhạy cảm, có khả năng nắm bắt tâm lý con người;
    • Kiên trì, có tính nhẫn nại và chịu được áp lực công việc cao;
    • Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng;
    • Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu;
    • Có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, biết đoàn kết, hợp tác, khiêm tốn học hỏi;
    • Có ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khoẻ;