Ngành Sư phạm Tiếng Nga

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Hiện nay, việc thông thạo tiếng Nga là một lợi thế rất lớn trong quá trình hợp tác mạnh mẽ giữa Nga châu Á cùng với Việt Nam. Vì vậy, trong những năm gần đây, có nhiều bạn trẻ theo học ngành Sư phạm Tiếng Nga bởi ngành học này có nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường.

    1. Ngành Sư phạm Tiếng Nga là gì?

    • Ngành Sư Phạm Tiếng Nga là ngành đào tạo cử nhân khoa học ngành Tiếng Nga thuộc khối ngành Sư phạm có kiến thức vững vàng về khoa học cơ bản và khoa học giáo dục, có kỹ năng sư phạm, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
    • Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Nga cung cấp cho sinh viên những kiến thức tương đối rộng về ngôn ngữ, văn hoá - văn học Nga; rèn luyện và phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Nga ở mức độ thành thạo.
    • Sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm Tiếng Nga, sinh viên đạt được trình độ nghiệp vụ tương đối vững vàng như: Giảng dạy tiếng Nga ở các nhà trường, làm công tác biên - phiên dịch trong các lĩnh vực kinh tế - văn hoá - xã hội, bước đầu hình thành năng lực nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ, văn học, văn hoá Nga, cũng như có khả năng hành nghề trong một số lĩnh vực dịch vụ như hướng dẫn du lịch, bảo tàng...
    2. Ngành Sư phạm Tiếng Nga thi khối nào?

    - Mã ngành: 7140232
    - Các khối thi vào ngành Sư phạm Tiếng Nga:
    • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
    • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
    • D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
    • D66: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh
    • D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh
    • D80: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga
    01.jpg

    3. Điểm chuẩn ngành Sư phạm Tiếng Nga

    Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Nga những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 17 - 28 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia hoặc tổ hợp môn xét theo học bạ.

    4. Các trường đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Nga

    • Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội
    • Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên
    • Đại học Sư phạm TP.HCM
    5. Cơ hội việc làm ngành Sư phạm Tiếng Nga

    Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Sư phạm Tiếng Nga có thể đảm nhiểm các công việc sau:
    • Giảng dạy bộ môn tiếng Nga ở các trường THPT, hoặc giảng dạy bộ môn tiếng Anh ở các trường THCS, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các trung tâm ngoại ngữ trong cả nước .
    • Giảng dạy tiếng Nga tại các trường đại học và cao đẳng trong cả nước nếu đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về trình độ và năng lực cao hơn.
    • Cán bộ nghiên cứu khoa học giáo dục ngoại ngữ, nghiên cứu ngôn ngữ học hay quốc tế học, có thể tiếp tục học ở bậc cao hơn theo chuyên ngành đào tạo của mình.
    • Phiên dịch viên, biên tập viên: có khả năng biên dịch các văn bản viết hoặc phiên dịch các hội nghị, các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc song phương; biên tập các xuất bản phẩm tiếng Nga.
    • Thư ký văn phòng, trợ lý đối ngoại: có khả năng phụ trách các mảng công việc liên quan đến đối ngoại, hợp tác, kinh doanh, xuất nhập khẩu, tham gia đàm phán, giao dịch, ký kết hợp đồng kinh doanh, theo dõi hợp đồng liên quan, lập kế hoạch.
    • Hướng dẫn viên du lịch, quản lý du lịch... tại các công ty du lịch có đông đảo lượng du khách Nga.
    6. Mức lương ngành Sư phạm Tiếng Nga

    Đối với những bạn tham gia giảng dạy tại các trường học thuộc hệ thống trường học công lập hay làm việc trong các cơ quan nhà nước thì mức lương sẽ được tính theo quy định của nhà nước. Còn đối những bạn giảng dạy tại các trường học dân lập thì mức lương từ 7 - 10 triệu đồng/ tháng và tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm làm việc sẽ có mức lương cao hơn.
    Ngoài công việc giảng dạy tiếng Nga, các bạn còn có thể làm những công việc khác liên quan đến tiếng Nga như phiên dịch viên, hướng dẫn viên du lịch... Tùy theo năng lực, kinh nghiệm và vị trí công việc sẽ có các mức lương khác nhau.

    7. Ngành Sư phạm Tiếng Nga cần có tố chất gì?


    Để học tập và thành công trong ngành Sư phạm Tiếng Nga, bạn cần phải có các tố chất sau:
    • Có khả năng học tốt ngoại ngữ, giao tiếp tốt;
    • Có trí nhớ tốt, có vốn hiểu biết văn hóa sâu rộng;
    • Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao;
    • Khả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết;
    • Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng;
    • Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu;