Ngành Thú y

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Theo những chuyên gia phân tích nhân lực, nhu cầu nhân lực ngành Thú y ngày càng tăng cao. Ngành Thú y nằm trong top những ngành dễ xin việc nhất trong những năm tới. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về ngành học này, hãy tham khảo thông tin tổng quan về ngành Thú y qua bài viết dưới đây.

    1. Ngành Thú y là gì?

    • Ngành Thú y (tiếng Anh là Veterinary Medicine) là ngành đào tạo, nghiên cứu năng lực chuyên môn về thú y, khả năng thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm, chuẩn đoán và phòng trị bệnh cho chăn nuôi. Thú y góp phần chăm sóc, bảo vệ cho các vật nuôi bằng hiểu biết về luật, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi.
    • Thú y và khoa học thú y phối hợp với các ngành y tế, sinh học trong sản xuất và kiểm định vacxin, kiểm định dược phẩm hay nghiên cứu đa dạng sinh học và bảo tồn quỹ gene... Trong bối cảnh giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, dịch bệnh từ một địa điểm bất kỳ trên thế giới có thể trở thành hiểm họa toàn cầu một cách nhanh chóng. Trong xã hội công nghiệp và ô nhiễm chất thải, con người có thể trở thành nạn nhân của các vụ ngộ độc bất kỳ lúc nào nếu không có những hiểu biết để đề phòng ngừa nên BSTY cùng với BS Y khoa và những nhà nghiên cứu y sinh học có "thêm nhiều việc để làm hơn"...
    • Ngành Thú y trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ sở và chuyên sâu về bệnh học, bao gồm phân loại bệnh, dịch tễ học, biểu hiện lâm sàng, kỹ thuật chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh chuyên biệt… để có thể đáp ứng yêu cầu công việc. Cụ thể, chương trình đào tạo ngành Thú y sẽ trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng như thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm; chẩn đoán bệnh thông thường; biết sử dụng một số dược phẩm, hóa chất, vaccin phòng trị bệnh cho động vật; xây dựng chương trình thú y cho trại chăn nuôi; có hiểu biết về luật thú y, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi; kiến thức về tiếp thị, giao tiếp; có kiến thức về một số ngành liên quan gần như chăn nuôi gia súc, chăn nuôi thú cảnh, nuôi thủy sản, trồng trọt.
    • Bên cạnh đó là khối kiến thức chuyên sâu về bệnh học (căn bệnh, dịch tễ học, biểu hiện lâm sàng, kỹ thuật chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh chuyên biệt), về ngoại khoa và giải phẩu bệnh và pháp luật liên quan đến phòng chống dịch bệnh, kiểm tra các sản phẩm nguồn gốc từ động vật, kiểm tra các cơ sở giết mổ chế biến thức ăn gia súc, chế biến súc sản...
    01.jpg

    2. Ngành Thú y xét tuyển khối thi nào?

    - Mã ngành: 7640101
    - Ngành Thú y tuyển sinh đầu vào bằng các khối xét tuyển sau:
    • A00: Toán - Vật lý - Hóa học
    • A01: Toán - Vật lý - Tiếng Anh
    • B00: Toán - Hóa - Sinh học
    • D01: Ngữ văn - Toán - Tiếng Anh
    • D07: Toán - Hóa hoc - Tiếng Anh
    • D08: Toán - Sinh học- Tiếng Anh
    • C02: Ngữ văn - Toán - Hóa học
    • D90: Toán - Khoa học tự nhiên - Tiếng Anh
    3. Điểm chuẩn ngành Thú y

    Điểm chuẩn của ngành năm 2018 dao động trong khoảng 14 - 16 điểm (phương thức xét kết quả thi THPT Quốc gia). Với phương thức xét học bạ THPT, điểm chuẩn của ngành dao động trong khoảng 18 - 20 điểm.

    4. Tham khảo danh sách trường đào tạo ngành Thú y


    - Khu vực miền Bắc:
    • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
    • Đại học Nông Lâm Bắc Giang
    • Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên
    - Khu vực miền Trung:
    • Phân hiệu Đại học Nông Lâm TP.HCM tại Gia Lai
    • Đại học Nông Lâm - Đại học Huế
    • Đại học Kinh tế Nghệ An
    - Khu vực miền Nam:
    • Đại học Trà Vinh
    • Phân hiệu Đại học Nông Lâm TP.HCM tại Ninh Thuận
    • Đại học Công nghệ TP.HCM
    • Đại học Nông Lâm TP.HCM
    • Đại học Cần Thơ
    • Đại học Tây Đô
    5. Cơ hội việc làm ngành Thú y

    Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Thú y, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để đảm bảo yêu cầu tại một số vị trí công việc dưới đây:
    • Làm việc tại các quan thú y (Cục, Viện nghiên cứu, Chi cục thú y Tỉnh, Trạm thú y quận huyện)
    • Tại các phòng mạch hoặc bệnh xá (hay bệnh viện) thú y, phòng xét nghiệm thú y khoa.
    • Những công ty thuốc thú y, phòng khám thú y, trại chăn nuôi gia súc – gia cầm, khu bảo tồn động vật hoang dã hay thảo cầm viên, phòng xét nghiệm thú y khoa, các hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc thú y
    • Tham gia hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc thú y.
    • Khu bảo tồn động vật hoang dã hay thảo cầm viên.
    • Cơ quan nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật thú y.
    • Cơ sở chăn nuôi, cơ sở chế biến thực phẩm, chế biến thủy hải sản.
    • Các cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái.
    • Tham gia giảng dạy, nghiên cứu ở các Trường, Viện chuyên ngành.
    • Chuyên viên tại các công ty quản lý nhà nước, như Phòng, Sở Nông nghiệp, Cục, Viện nghiên cứu, Chi cục thú y Tỉnh, Trạm thú y quận huyện, cơ quan nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật thú y, cơ sở chăn nuôi, cơ sở chế biến thực phẩm, chế biến thủy hải sản, các cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái
    • Mở công ty thuốc thú y, phòng khám thú y hoặc trang trại chăn nuôi của riêng mình
    6. Mức lương của ngành Thú y là bao nhiêu

    Ngành Thú y có mức lương khá cạnh tranh, phổ biến ở mức 3 - 5 triệu/tháng. Với những vị trí khác, mức lương dao động trong khoảng 6 - 10 triệu.

    7. Tố chất cần có để học ngành Thú y


    Để có thể theo học ngành Thú y, người học cần có một số tố chất sau:
    • Yêu thích đông vật, thiên nhiên và môi trường
    • Thích chăm sóc vật nuôi
    • Thích xem chương trình, thông tin về thế giới tự nhiên
    • Học tốt các môn thuộc khoa học tự nhiên như sinh, hóa, địa
    • Có tư duy logic và trí thông minh
    • Ham học hỏi và tìm tòi những cái mới.
    Trên đây là thông tin tổng quan về ngành Thú y. Bài viết hy vọng đem đến thông tin hữu ích, giúp bạn tìm hiểu ngành học hiệu quả.