Ngành Tôn giáo học

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tôn giáo học là bộ môn đi đầu trong việc đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao chuyên nghiên cứu, truyền bá tri thức về Tôn giáo, những đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về Tôn giáo. Nhằm mục đích phục vụ cho sự nghiệp xây dựng, phát triển của đất nước.

    1. Ngành Tôn giáo học là gì?


    Ngành Tôn giáo học là ngành chuyên cung cấp những kiến thức lý luận, thực tiễn về Tôn giáo và các kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ giúp bổ trợ về lĩnh vực tôn giáo học. Giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể thực hiện các công việc cơ bản về tôn giáo, tham mưu cho các cấp lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ về quản lý tôn giáo hiện nay.

    01.jpg

    • Bộ môn Tôn giáo học đào tạo, nghiên cứu khoa học về Tôn giáo như: Phương pháp nghiên cứu Tôn giáo học, các Tôn giáo Việt Nam và Thế giới, Ngành Tôn giáo tín ngưỡng đối với đời sống và xã hội.
    • Học ngành Tôn giáo học sinh viên sẽ được trang bị kiến thức có hệ thống về tôn giáo, tín ngưỡng, kiến thức cơ bản của khoa học với tôn giáo học. Từ đó, sinh viên đựợc bảo đảm về tính hiện đại, tư tưởng và có trình độ hiểu biết về hiện tượng tôn giáo trong lịch sử và hiện đại.
    • Ngành Tôn giáo học còn trang cung cấp những phương pháp về nghiên cứu khoa học hiện đại, thực hành gắn liền lý thuyết với thực tiễn, nâng cao trình độ tư duy, nhanh nhạy trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề.
    • Sinh viên học ngành Tôn giáo học sẽ được đào tạo chuyên sâu về ngành Tôn giáo, tín ngưỡng. Sinh viên không chỉ được học về kiến thức Tôn giáo trong lịch sử mà còn học thêm tri thức về ngành Tôn giáo trong thời kỳ hiện đại, nhằm tổng kết một cách đầy đủ, toàn diện nhất.
    2. Ngành Tôn giáo học thi khối nào?

    Ngành Tôn giáo học có mã ngành 7220309, xét tuyểnnhững khối sau:
    • A00 (Toán, Vật Lý, Hóa học)
    • C00 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý)
    • D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
    • D02 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga)
    • D03 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Pháp)
    • D04 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Trung)
    • D05 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Đức)
    • D06 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nhật)
    • D78 (Ngữ Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
    • D79 (Ngữ Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức)
    • D80 (Ngữ Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga)
    • D81 (Ngữ Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật)
    • D82 (Ngữ Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp)
    • D83 (Ngữ Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung)
    3. Điểm chuẩn ngành Tôn giáo học năm 2018

    Điểm chuẩn ngành Tôn giáo học năm 2018 của các trường Đại học từ 16.50 - 18.00 điểm, tùy thuộc vào từng khối thi. Cụ thể khối A00 và D01 là 16.50 điểm, khối C00 và D03 là 17.50, những khối còn lại là chuẩn 18.00 điểm.

    4. Ngành Tôn giáo học học ở đâu?

    • Ngành Tôn giáo học hiện nay chỉ có duy nhất một trường đào tạo tại Hà Nội đó là trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
    • Ngoài ra, còn có Viện Nghiên cứu tôn giáo, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội VN - đào tạo Tiến sĩ, Trung tâm nghiên cứu tín ngưỡng, tôn giáo, Học viện Chính trị Quốc gia HCM chuyên đào tạo Thạc sĩ ngành Tôn giáo họ
    5. Ngành Tôn giáo học ra trường làm gì?
    • Nghiên cứu, giảng dạy Tôn giáo học trong các cơ sở nghiên cứu, Viện đào tạo về tôn giáo, hay làm công tác quản lý tôn giáo trong các cơ quan hành chính của Nhà nước như Ban dân vận, Sở Nội vụ và trường của các đoàn thể chính trị xã hội khác trên khắp cả nước.
    • Cán bộ Nhà nước: Giúp họach định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, Tham mưu về quản lý Tôn giáo trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị và các tổ chức kinh tế - xã hội khác.
    • Giảng viên chuyên giảng dạy ngành Tôn giáo học tại các cơ sở đào tạo về tôn giáo ở bậc trung cấp, trường cao đẳng, đại học, trường nghề,…
    • Nghiên cứu viên về tôn giáo tại các Sở nghiên cứu, Viện nghiên cứu khoa học, tôn giáo, các cơ quan lý luận chính trị,..
    Ngoài ra, cơ hội việc làm của ngành Tôn giáo học khá cao. Bạn có cơ hội học thạc sĩ, tiến sĩ và trở thành các nhà khoa học, công tác tại các trung tâm, nghiên cứu Quốc gia về tôn giáo như: Trung tâm Văn hóa và Tín ngưỡng, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Văn hóa,…

    Sinh viên ra trường sẽ làm công việc nghiên cứu, giảng dạy Tôn giáo học trong các cơ sở nghiên cứu, Viện đào tạo về tôn giáo...

    6. Lương ngành Tôn giáo học


    Lương ngành Tôn giáo học sẽ phụ thuộc vào mức lương quy định của Nhà nước về cán bộ cấp bậc Đại học.

    7. Ai phù hợp ngành Tôn giáo học

    • Có bản lĩnh chính trị vững vàng
    • Có chính kiến và khả năng thuyết phục người khác
    • Khả năng giao tiếp, thuyết trình, trò chuyện trước đám đông
    • Nghiêm túc học tập và làm việc
    • Đạo đức nghề nghiệp tốt
    • Lối sống giản dị, lành mạnh
    • Luôn chủ động giúp đỡ, đoàn kết với tất cả mọi người
    • Tư duy nhạy bén, sáng tạo
    • Độc lập, tự chủ trong công việc
    • Tính nhẫn nại, cần cù và chịu khó
    • Đặt ra mục tiêu và hướng đi rõ ràng
    • Nhanh nhay trong phát hiện vấn đề và đề xuất phương án giải quyết.