Văn hóa các dân tộc thiểu số chính là di sản quý giá, góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam giúp giữ gìn bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc trên nước ta hiện nay, và mang ý nghĩa chính trị vô cùng quan trọng trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa. 1. Ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam Ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam là ngành trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nền Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, nhằm nghiên cứu, bảo tồn và quản lý các hoạt động văn hóa dân tộc thiểu số trên địa bàn cả nước từ Trung ương đến địa phương. Ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về nền Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam Học ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam: Các bạn sinh viên sẽ được tiếp cận những giá trị văn hóa trên khắp mọi miền Tổ Quốc từ Bắc đến Nam. Bao gồm: Tiếng nói, phong tục tập quán, truyền thống, bản sắc của các đồng bào dân tộc.Từ đó, cung cấp thêm nguồn kiến thức cơ bản về những di sản văn hóa cần quan tâm, bảo tồn. Ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam giúp tìm hiểu, khai thác và phát huy những điểm mạnh nền văn hóa đạo đức, văn hóa nghệ thuật và văn hóa pháp lý của từng địa phương. Tạo nên sự hiểu biết sâu sắc về ngành và về những giá trị văn hóa cần được bảo vệ. Do nguyên nhân về điều kiện tự nhiên và điều kiện lịch sử xã hội nên các dân tộc thiểu số nước ta có đặc điểm văn hóa riêng biệt, khác với người Kinh và từng dân tộc cũng có những nét đặc trưng riêng. Do đó, khi tiếp thu và phát huy, cần có sự hiểu biết sâu sắc để tránh gặp phải những điều cần không nên có. Ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam cung cấp cho sinh viên một cái nhìn mới hơn về các di sản Văn hóa gắn với từng dân tộc, giúp bạn hiểu rõ hơn về phong tục, tập quán lối sống từng vùng miền. Cùng với những phương pháp, kỹ năng tiếp cận và hòa đồng với những giá trị văn hóa đó. 2. Ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam thi khối nào? Ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam có mã ngành 7220112 thi những khối sau đây: Khối C00 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý) Khối C14 (Ngữ Văn, Toán học, Giáo dục công dân) 3. Điểm chuẩn ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam Điểm chuẩn ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam năm nay dao động từ 14 -18.5 điểm, dựa theo kết quả xét tuyển cuộc thi THPT Quốc Gia. 4. Ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam học ở đâu Ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện nay chỉ có 03 trường đào tạo, đó là: Đại học Văn hóa Hà Nội Đại học Văn hóa Tp Hồ Chí Minh Đại học Trà Vinh 5. Việc làm ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam Các cơ quan nghiên cứu và quản lý về dân tộc: Từ Trung ương đến địa phương như: Ban dân tộc, Tôn giáo, phòng Văn hóa thể thao du lịch tại địa phương, xã, Huyện, Tỉnh, Nhà văn hóa cộng đồng. Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng văn hóa như: Viện Khoa học xã hội, Viện Văn hóa nghệ thuật, Trung tâm dân tộc học, Bảo tàng dân tộc, Trung tâm nghiên cứu bảo tồn di sản Văn hóa,.. Cán bộ tại các địa phương chuyên về quản lý nhân sự, hành chính địa phương hay phòng văn hóa nghệ thuật tại xã, huyện, tỉnh,Thành phố. Công ty, doanh nghiệp về du lịch: Hướng dẫn viên, phiên dịch tại các khu vui chơi, khu du lịch, bảo tàng văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam. Phóng viên, biên tập viên: tại các Đài truyền hình, Đài phát thanh về kênh tiếng dân tộc, tham gia lên kịch bản, soạn thảo nội dung về văn hóa vùng miền hay dẫn chương trình về bảo tồn di sản văn hóa. 6. Ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam có mức lương bao nhiêu? Mức lương cơ bản về ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện nay theo định của Nhà nước về chức vụ Cán bộ sẽ dao động từ 5 - 6 triệu/tháng Đối với những cá nhân làm việc tại các doanh nghiệp, công ty tư nhân mức lương này sẽ cao hơn từ 6 - 9 triêu/tháng. Thậm chí là trên 10 triệu nếu bạn có kinh nghiệm. 7. Ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam phù hợp với ai? Có khả năng nghiên cứu, biết cách sưu tầm và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Nắm vững được các kỹ năng về việc lên kế hoạch, tổ chức các họat động văn hóa ở vùng dân tộc thiểu số. Có khả năng nói thành thạo ít nhất một ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong vùng công tác. Có lập trường, tư tưởng vững chắc, thái độ nghiêm, túc kiên trì trong công việc. Có ý thức công dân, đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, tính kỷ luật cao. Khả năng sáng tạo và tư duy độc lập. Biết cách kết hợp hài hòa giữa quyền lợi bản than với lợi ích của dân tộc và cộng đồng xã hội. Biết cách tôn trong và học hỏi nhân văn về nền văn hóa các dân tộc thiểu số ở nơi công tác.