Ngành Y học cổ truyền

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Ngành Y học cổ truyền đã không còn là ngành học xa lạ đối với những sinh viên học y và muốn tìm hiểu để theo ngành y. Vậy đối với ngành Y học cổ truyền, bạn đã biết những gì về ngành học này hay chưa?

    1. Tìm hiểu về ngành Y học cổ truyền


    Y học cổ truyền (tên tiếng Anh là Traditional medicine) là nền y học dựa trên nền tảng Âm Dương - Ngũ Hành, và việc điều trị bệnh bằng Y học cổ truyền chính là việc điều chỉnh sao cho Âm Dương - Ngũ Hành cân bằng trong cơ thể, từ đó làm cho cơ thể trở nên khoẻ mạnh.
    Học Y học cổ truyền bạn sẽ được học những kiến thức cơ bản về chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh bằng các phương pháp Y học cổ truyền, được đào tạo chuyên sâu về Y học cổ truyền như Dược học cổ truyền, dưỡng sinh, châm cứu, bệnh học…
    Bác sĩ Y học cổ truyền sẽ được học tập và đào tạo chuyên sâu về các phương pháp khám chữa bệnh cổ truyền như dùng thuốc đông y, chữa bệnh bằng xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu... Thời gian đào tạo ngành y học cổ truyền là 6 năm, giống như chương trình đào tạo bác sĩ Tây y khác. Tuy nhiên chương trình học của ngành này được đánh giá là nặng hơn so với các ngành y khác vì các môn học có thời lượng học tập tương đối dài.

    02.jpg
    Những điều cần biết khi học ngành Y học cổ truyền

    2. Ngành Y học cổ truyền thi khối nào


    - Mã ngành: 7720115
    - Ngành Y học cổ truyền xét tuyển các khối sau:
    • B00 (Toán, Hóa, Sinh)
    • A00 (Toán, Lý, Hóa)
    3. Điểm chuẩn ngành Y học cổ truyền

    Điểm chuẩn ngành Y học cổ truyền ở kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm học 2018 thường lấy điểm chuẩn từ 18,5 đến 24,5 điểm. Tuy nhiên, theo đề án tuyển sinh năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sẽ không có điểm sàn chung nữa mà tùy vào lượng thí sinh đăng ký ngành này vào trường đông hay ít thí sinh mà mỗi trường sẽ có sự thay đổi về điểm trúng tuyển ngành Y học cổ truyền.

    01.jpg

    4. Các trường đào tạo ngành Y học cổ truyền

    - Khu vực miền Bắc:
    • Đại học Y Hà Nội
    • Đại học Y Dược Hải Phòng
    • Đại học Y Dược Thái Bình
    • Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
    - Khu vực miền Trung:
    • Đại học Y Dược - Đại học Huế
    - Khu vực miền Nam:
    • Đại học Y Dược TP.HCM
    • Đại học Y Dược Cần Thơ
    5. Học ngành Y học cổ truyền ra trường làm gì?

    Sau khi tốt nghiệp ngành Y học cổ truyền, bạn có thể làm việc ở nhiều nơi với nhiều vị trí khác nhau, cụ thể là:
    • Làm việc tại bệnh viện tuyến trung ương (những bệnh viện trực thuộc truyến trung ương thường sẽ có chuyên khoa y học cổ truyền riêng biệt)
    • Làm việc tại các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, các phòng y tế có khoa y học cổ truyền
    • Làm việc tại các phòng khám tư về y học cổ truyền, bấm huyệt, bốc thuốc
    • Mở phòng khám tại nhà để khám chữa bệnh
    • Mở nhà thuốc đông y…
    • Làm giảng viên, nghiên cứu sinh tại các trường đại học, cao đẳng nếu bạn có chuyên môn tốt
    6. Mức lương ngành Y học cổ truyền

    Tùy vào khả năng, năng lực và kinh nghiệm mà bạn có được, thì bạn sẽ nhận được mức lương tương ứng. Thông thường, ở vị trí bác sĩ Y học cổ truyền mới ra trường, chưa trau dồi được nhiều kinh nghiệm cho bản thân, thì bạn sẽ nhận được mức lương từ 4 đến 5 triệu đồng.
    Đối với những bác sĩ làm trong biên chế nhà nước, bạn sẽ nhận được mức lương đó là 830.000đ x hệ số 3,24 = 2.689.000 đồng, chưa tính các thu nhập khác tùy vị trí làm việc.
    Nếu dày dạn kinh nghiệm hơn, bạn sẽ nhận từ 6 đến 10 triệu đồng. Còn đối với trường hợp mở phòng khám tại nhà, bạn sẽ nhận được mức lương nhiều hơn mức trên nếu bạn có năng lực chuyên môn giỏi, được người bệnh tin tưởng đến khám chữa bệnh.

    7. Ngành Y học cổ truyền cần những tố chất nào?

    • Tố chất đầu tiên cần có của một người bác sĩ y học cổ truyền đó là đức tính tỉ mỉ cẩn thận. Bởi vì bạn biết rằng mỗi huyệt đạo hay một bài thuốc đông y, chỉ cần nhầm lẫn nhỏ là đã gây nguy hại rất lớn cho tính mạng người bệnh.
    • Tấm lòng bao dung, nhân hậu để cảm nhận được nỗi đau của người bệnh, từ đó có những phương pháp và cử chỉ nhẹ nhàng, tình cảm
    • Nhẫn nại, kiên trì để tìm mọi biện pháp có thể để chữa bệnh cho bệnh nhân. Khi bạn có đủ bình tĩnh và yêu nghề, kiên trì với bệnh nhân nghĩa là bạn đã cho bệnh nhân có thêm được 30% cơ hội chữa trị bệnh, khỏi bệnh.
    • Tạo cho người bệnh có một lòng tin chắc chắn bởi vì trong lúc này bạn chính là niềm hy vọng và mong mỏi duy nhất giúp cho việc chữa trị khỏi bệnh của người bệnh.
    • Khả năng quan sát, phán đoán tốt, nhạy bén hình thành cho mình thói quen và cách thức chữa bệnh của riêng mình, tạo thêm cơ hội chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân
    • Sức khỏe tốt bởi nghề bác sĩ là một ngành nghề hết sức vất vả. Ví dụ như vào những đợt dịch bệnh, lượng người bệnh nhiều có thể bạn sẽ phải làm việc thâu đêm suốt sáng. Điều kiện sức khỏe tốt sẽ là điều kiện tiên quyết để bạn làm việc hiệu quả.