Nghị luận Chạy đua vũ trang là đi ngược lại với lí trí (Mac-ket)

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Nghị luận Chạy đua vũ trang là đi ngược lại với lí trí (Mac-ket)


    14.jpg
    “Chạy đua vũ trang là đi ngược lại với lí trí”


    Bài làm 1:
    • Mở bài:
    Chúng ta đang sống trong một xã hội phát triển và sự phát triển này đang tăng nhanh với tốc độ chóng mặt. Từ khoa học kĩ thuật đến đời sống con người, tất cả đều được cải thiện để ngày một hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, đằng sau mặt lợi ích ấy lại tồn tại rất nhiều bí mật khủng khiếp. Sự phát triển này cũng đã giúp cho mặt quân sự tối tân và hiện đại hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta đang chung sống với hàng ngàn loại vũ khí đang tìm ẩn đâu đó chờ ngày phát nổ, và trái đất này đang đứng trước nguy cơ bị phá hủy vào một ngày nào đó. Mác-két đã từng nói: “Chạy đua vũ trang là đi ngược lại với lý trí” , đó cũng là câu nói để lại cho em rất nhiều ấn tượng sâu sắc.
    • Thân bài:
    “Như một quả bom nổ chậm” sự phát triển vượt mức cho phép của vũ khí đang là mối nguy lo cho xã hội. Trong số đó, vũ khí hạt nhân đang nhận được sự đầu tư từ nhiều quốc gia trên thế giới. Có sức công phá mạnh nhất so với những loại vũ khí khác hiện tại, năng lượng của nó do các phản ứng phân hạch hạt nhân và phản ứng hợp hạch gây ra.
    Nếu như thuốc nổ từng làm cho chúng ta hoảng sợ, thì vũ khí hạt nhân còn kinh khủng hơn thế. Nó có sức công phá tương đương với 10 triệu tấn thuốc nổ và đủ để phá hủy cả một thành phố. Và đã có 2 quả bom hạt nhân được thả xuống ở chiến tranh thế giới lần thứ hai, gây thiệt hại về người và của lên con số hàng triệu, nó cũng phần nào dấy lên chấn động trên cả thế giới.
    Đó là quả bom được ném xuống ở thành phố Hiroshima (Nhật Bản) vào ngày 6 tháng 8 năm 1945. Ba ngày sau đó, cũng ở Nhật thêm một quả bom nữa ở thành phố Nagasaki đã cướp đi tính mạng của hàng ngàn người. Vào lúc đó, chỉ mới là những bước đầu tiên trong sự nghiệp phát triển vũ khí hạt nhân. Hiện nay, Mĩ và Nga là những nước đang dẫn đầu trong việc nghiên cứu về vấn đề trên.
    Vì mức độ nguy hiểm của loại vũ khí chết người này, cả thế giới đã và đang dống lên hồi chuông cảnh tỉnh những con người với suy nghĩ ích kỉ muốn chứng tỏ sức mạnh của bản thân. Không trừ trẻ em, tất cả mọi người đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ, xuất hiện từ sự ngu muội, thiếu ý thức của chính phủ về đại dịch hạt nhân và hậu quả của nó.
    Năm 1981, UNICEF đã định ra một chương trình để cứu trợ về y tế, cải thiện điều kiện cuộc sống của 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất trên thế giới. Nhưng dự án này đã không được thực hiện vì mức độ tốn kém của nó lên đến 100 tỷ đô la. Nhưng số tiền này lại được bỏ ra cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B của Mĩ. Chỉ cần 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân đã đủ để bảo vệ cho hơn 1 tỷ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em ở Châu Phi.
    Hay đơn giản hơn, 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xóa nạn mù chữ trên toàn thế giới. Sự vô lý mà chẳng ai nhìn được là: số tiền ta bỏ ra để hủy diệt sự sống này lớn gấp hàng trăm nghìn lần số tiền chi cho mục đích phát triển sự sống. Tiền để giết người thì có, nhưng để cứu người thì không. Đúng là nực cười.
    Chạy đua vũ trang, một việc làm vô nghĩa mà ngay cả trẻ con cũng có thể hiểu được, lại trở thành đề tài “nghiên cứu và phát triển” của những đất nước mạnh về mặt quân sự. Các quốc gia này phát triển cốt để ganh đua với nhau, vô tư bắn những trái bom bay “vèo vèo” qua lại, như bọn con nít vậy! Lẽ nào thứ họ thấy ở hạt nhân chỉ đơn thuần là một cuộc chiến và kẻ mạnh sẽ chiến thắng. Đi ngược lại với lí trí và tự nhiên con người, đó là những gì Mác-két đã nhận xét về việc đấu tranh vũ trang.
    Thiên nhiên và xã hội phải cần mẫn chắt chiu qua hàng kỉ địa chất mới có được sự thăng hoa của cuộc sống. Mất 189 triệu năm bông hồng mới có thể nở chỉ để làm đẹp cho sự sống. Cần hàng chục triệu năm con người mới tiến hóa thành hình dạng như hiện tại và mang trong mình một khối óc có thể khám phá ra rất nhiều điều hữu ích, chỉ với khởi đầu là loài vượn người cổ.
    Thế nhưng, chỉ cần bấm một chiếc nút nhỏ để kích nổ toàn bộ chỗ bom trên thế giới, tất cả sẽ bị hủy diệt. Nó xóa bỏ toàn bộ quá trình tiến hóa của tự nhiên và xã hội, đưa loài người trở về con số không vô nghĩa của buổi ban đầu. Không chỉ thế, thế cân bằng của hệ mặt trời và bốn hành tinh nữa sẽ bị phá hủy. Chạy đua vũ trang về hạt nhân, nghĩa là con người đang tự đào huyệt để chôn mình.
    Là một cư dân đang sống chung ở hành tinh xanh này, chẳng lẽ chúng ta phải ngồi yên nhìn trái đất bị bắn phá. Chưa bao giờ là quá muộn để sữa chữa lại lỗi lầm, phải chăng đã đến chúng ta nên có trách nhiệm về vận mệnh của hành tinh này? Để những người đã hi sinh trong cuộc thử nghiệm bom hạt nhân không là vô nghĩa, mất mát về mặt tinh thần và vật chất có lẽ rất lớn, chúng ta không thể lặng im như không gì xảy ra được. Đừng nghĩ đây là việc của riêng ai, bởi lẽ nếu cả thế giới này ai cũng bảo “đó không phải là chuyện tôi nên quan tâm” thì đó đồng nghĩa với việc hàng tỉ cư dân đang sống một cuộc sống với sự lo lắng rằng bao giờ mình sẽ chết.
    • Kết bài:
    Chiến tranh đi qua nhưng dấu tích của nó vẫn còn đó, như góp phần vào việc bảo vệ thế giới khỏi chiến tranh hạt nhân. Hãy đứng lên bảo vệ trái đất này, vì bạn, và cũng vì sự yên bình của thế hệ con cháu mai sau.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Bài làm 2:
    • Mở bài:
    Chiến tranh đã gây cho nhân loại trên toàn thế giới nhiều hậu quả nặng nề. Chiến tranh khiến toàn thế giới thiệt hại và mất mát rất nhiều. Nhân dân Việt Nam đã chịu biết bao đau thương bởi bom đạn của lòng tham và sự tàn bạo của kẻ thù. Ở thời điểm ấy, còn có những con người mang khao khát một ngày hòa bình, yên vui bên những người yêu thương của mình cũng như câu nói của nhà văn yêu nước Mác-két: “Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí”.
    • Thân bài:
    Vũ trang là một lực lượng chứa nhiều vũ khí hạng nặng kể cả con người cũng là vũ trang trong thời kì chiến tranh. Những vũ khí hạng nặng như : tên lửa hạt nhân , đại bác , bom nguyên tử , chất phóng xạ ,… Chạy đua vũ trang là một việc xử lý và chuẩn bị quân khí để ra chiến trường trong lúc chiến tranh sắp xảy ra.
    Lí trí là thứ điều khiển suy nghĩ và hành động của con người. Con người làm việc xấu hay tốt đều được hoạt động bởi lí trí. Đi ngược lại với lí trí là diễn tả một hành động sai so với những suy nghĩ, mong muốn hay nói đúng hơn là ước muốn của ai đó. Và việc tiếp tay cho chiến tranh và làm bùng nổ chiến tranh là hành động làm ngược lại với lí trí.
    Nói nơi đâu xa xôi , trong bài văn thuyết minh của Mác – két cũng đủ lên tiếng về lòng người. Có hơn 50000 đầu đạn hạt nhân được bố trí khắp mọi hành tinh chỉ vì một cái gọi là lợi ích chiến tranh. Đau xót thay, người phải gánh chịu những thứ ấy là người dân từ già đến trẻ, từ trẻ em sơ sinh chỉ mới cất tiếng khóc chào đời đến những con người trẻ của đất nước giám nói lên suy nghĩ và khát khao về một thế giới hòa bình.
    Tên lửa hạt nhân thời lúc ấy nhiều đến nỗi phải diễn tả chúng là “dịch hạnh” hạt nhân. Những việc làm hiếu chiến khiến nhân dân phải lầm than, khốn khổ. Hy sinh có, bóc lột sức lao động cũng có , miến sao có tiền để bọn chúng thỏa mãn cơn hiếu chiến đang hì hục trong lòng. Những chi phí bỏ ra lúc ấy cho 100 máy bay ném bom B.1B của Mĩ lên trên toàn nhân loại khắp hành tinh với ý định thống trị cả toàn cầu.
    Đấy chỉ là một ví dụ cho một “con người” với đầy tinh thần hiếu chiến nhỏ nhoi như Mỹ. Cả một quá địa cầu, cả một Trái Đất màu xanh sẽ đi về đâu mà chẳng ai hay biết. Các lĩnh vực cung cấp cho cuộc sống hiện nay còn khốn khó huống chi là ngày ấy. Nào là lĩnh vực kinh tế , y tế , giáo dục, cuộc sống nhân dân ,…. Trong ấy nổi bật là sự khốn khó của những người dân. Nạn mù chữ xuất hiệu rất nhiều ngay thời điểm chiến tranh ở toàn cầu. Những nơi chiến tranh cũng có, những nơi chịu ảnh hưởng của chiến tranh cũng có. Còn về vấn đề thực phẩm thì thôi , hiếm khi thấy một bát cháo huống chi là bát cơm. Chi phí nào mà trả cho nỗi một bát cháo vào thời kì chiến tranh. Đế ngay nay , nguy cơ chiến tranh vẫn tìm tàn nhưng lại bị ràn buột bởi những thứ hiệp ước .
    Không những nhân dân trên toàn thế giới mà còn có ở một vùng đất dân dị như Việt Nam cũng phải chịu ảnh hưởng. Vì chiến tranh , mà ta đã có những bài hát bất hủ bởi những con người đam mê âm nhạc tài ba thời ấy. Những bài hát đều mang một thôbg điệp và chỉ một thông điệp duy nhất là ” hòa bình” . Nổi bật trong số đó nhất là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với bài hát như: Hòa bình là cơm áo, Đồng Dao,… Cả một người nhạc chỉ biết đam mê và loay hoay với những nốt trầm bỗng lên xuống mà cũng biết ” hòa bình” là gì và khao khát nó biết bao.
    Chính vì những khao khát hòa bình ấy cũng đã để lại những bài hát hay của những nhc sĩ tài ba và cũng mang bên mình một trái ấm áp . Ngoài những bài hát , còn có những bài thơ phê phán và kêu gọi sự hòa bìbh ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Ví dụ như nhà thơ Tố Hữu ca ngơi hình ảnh người mẹ và phê phán cái cảnh chiến tranh loạn lạc ấy với bài thơ ” Bầm ơi”. Trong sự chạy đua lực lượng vũ trang con người lúc ấy phải hy sinh cả một đời tuổi tre cho sự hòa bình của toàn dâ tộc ta. Ôi ! Nó thiêng liêng biết bao.
    Vào thời loạc lạc ta còn có thể nhìn thấy những hình ảnh rất đẹp bên cạnh những hình ảnh tồi tệ ấy. Hình ảnh quân trang ” xách” chiếc xe lính tới từng hộ, từng nhà bắt những thanh niên trai tráng đi tòng quân. Hình ảnh người chồng xa vợ, nguời cha xa con khi nói chỉ mới có mấy tháng tuổi , người con xa mẹ… Nhưng thiêng liênv nhất vẫn là hình ảnh bước mắt mẹ ròng ròng mà chả giám hòa bình ấy cũng đã để lại những bài hát hay của những nhc sĩ tài ba và cũng mang bên mình một trái ấm áp . Ngoài những bài hát , còn có những bài thơ phê phán và kêu gọi sự hòa bìbh ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Ví dụ như nhà thơ Tố Hữu ca ngơi hình ảnh người mẹ và phê phán cái cảnh chiến tranh loạn lạc ấy với bài thơ ” Bầm ơi”. Trong sự chạy đua lực lượng vũ trang con người lúc ấy phải hy sinh cả một đời tuổi tre cho sự hòa bình của toàn dân tộc ta. Ôi ! Nó thiêng liêng biết bao.
    Từ những dụng cụ sinh hoạt đến những vũ khí hạng nặng ngày xưa cũng được nhà nước ta để lại và không đem vứt đi. Nó là một thứ đánh giá cột mốc rất quan trọng của nhân dân ta. Đánh dâu sự hi sinh rất anh dũng , những địa danh đó vẫn còn nguyên vẹn đến ngày nay như: Dinh Độc Lập, Địa Đạo Củ Chi , … thể hiện cuộc sống của binh lính và bộ đội ta ngày xưa rất rõ ràng qua những địa danh hào hùng ấy.
    Bên cạnh những điều tốt đẹp ấy, ta còn những thứ xấu trong sử sách mà khiến người đời phải lấy làm gương. Những kẻ phản quốc , vì ham cái lợi trước mắt mà từ bỏ một quê hương , nguồn cội trước. Bán thông tin mật của nước ta cho những kẻ hiếu chiến ngoài kia. Những kẻ ấy thật đáng chê trách. Bên cạnh đó đáng chê trách là những con người hiếu chiến và yêu thích sự chiến tranh Lí trí không cho phép con người chúng ta đi theo những việc xấu , những việc ủng hộ chiến tranh chỉ vì lợi ích riêng .
    Chạy đua vũ trang khiến con người ta phải hi sinh rất nhiều. Con người không phải trở thành công cụ cho công việc chạy đua vũ trang lúc ấy. Điều ấy là không nên, con người là để giúp ích cho đời không phải là để làm công cụ , xin mọi người hãy đi theo lí trí và phản đối việc chiến tranh và lấy con người vào việc chạy đua vũ trang.
    Những hình ảnh thiêng liêng mãi ở trong lòng người. Nhân dân Việt Nam đã là một phần giúp nhân loại toàn cầu và thoát khỏi chiến tranh. Điều đó chứng tỏ rằng người Việt Nam giàu lòng yêu nước và bất khuất trước kẻ thù xam lược. Xin hãy dừng lại việc chạy đua vũ trang. Hãy cho nhân loại được làm đúng với lí trí của họ.
    • Kết bài:
    Chiến tranh là tội ác. Nó xuất phát từ lòng tham và sự tàn bạo của con người. Những gì xuất phát từ bản thân con người có thể được dừng lại bởi lí trí và tình yêu thương nhân loại. Không có cuộc chiến tranh nào mang lại hạnh phúc dù nó là chính nghĩa hay phi nghĩa. Ngày nay, chạy đua vũ trang là tự là đi ngược lại với lí trí, ngược lại với tiến bộ và bản chất chân thiện của con người. Dù bất cứ lí do gì, khi con người tạo ra những thứ để hủy diệt đời sống con người đều là tội ác.