Nghị luận đức tính khiêm nhường

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    • Mở bài:
    Quan hệ tốt trong cuộc sống tùy thuộc vào nhân cách tốt của mỗi người. Nhân cách được hình thành từ giáo dục và môi trường xung quanh. Một trong những yếu tố cần để tạo nên sự hội nhập của mọi người là đức tính khiêm nhường.

    • Thân bài:
    Thế nào là khiêm nhường?

    Khiêm nhường là từ ghép của khiêm tốn và nhường nhịn. Đó là thái độ không tự đề cao mình, luôn học hỏi ở người khác, biết kính trên nhường dưới. Nghĩa của khiêm nhường còn được hiểu như một bản chất tốt phải có trong cách đối nhân xử thế giữa người và người.

    Tại sao cần phải có đức tính khiêm nhường?

    Khiêm nhường gây được thiện cảm với người xung quanh, tạo nên mối quan hệ gần gũi, thân thiện. Một học sinh khiêm nhường sẽ tập hợp được sức mạnh trí tuệ quanh bạn giúp việc học tập tốt hơn, đẩy mạnh các phong trào trong lớp.

    Người biết khiêm nhường sẽ học tập được nhiều điều hay của người khác. Nghe nhiều hơn nói là hành động khéo léo của người khôn ngoan. Người không khiêm nhường, tự cao tự ái, khiêu ngạo sẽ khó thành công trong công việc, không chịu học hỏi bất cứ ai. Từ đó kiến thức sẽ bị thu hẹp nẩy sinh thành kiến, đố kị và dẫn đến thất bại.

    Khiêm nhương là một những phẩm chất cao quý trong xã hội ngày nay mà Bác Hồ đã dạy thiếu niên Việt Nam: khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Đó là hướng phấn đấu của thế hệ chúng ta trong quá trình thế giới tiếp thu tri thức tiên tiến, nâng cao trình độ để xây dựng đất nước thành công, khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, mặc cảm coi mình bé nhỏ tầm thường.

    Rèn luyện đức khiêm nhường ta phải làm gì?

    Luôn phải biết lắng nghe và học hỏi những điều hay và làm giỏi hơn nói. Sống chan hòa, cởi mở với mọi người, trân trọng việc làm của người khác dù đó không phải là những điều đáng học tập, dù là nhỏ bé. Luôn thấy mình chưa xứng đáng với sự cống hiến cho cả đời, cho công việc mà cần phải học tập và làm việc nhiều hơn nữa.
    • Kết bài:
    Khiêm nhường là phẩm chất đáng quý của con người mà chúng ta phải rèn luyện thường xuyên để dễ thành công trên đường đời. Kính trên nhường dưới, luôn học hỏi ở mọi người là biểu hiện cụ thể của đức tính khiêm nhường.