Nghị luận: “Hãy suy nghĩ trước khi nói, đừng nói trước khi suy nghĩ”

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Gợi ý làm bài:

    Dẫn một danh ngôn về sức mạnh của lời nói, từ đó dẫn vào vấn đề càn bàn luận.

    * Giải thích:
    • Suy nghĩ là gì?
    • Nói là gì?

    * Bàn luận:

    Tại sao phải suy nghĩ rồi mới nói và đừng nói trước khi suy nghĩ?
    • Suy nghĩ để chắc chắn mình nói đúng và không gây mâu thuẫn hay xung đột, không làm tổn thương người khác hay thiệt hại đối với bản thân.
    • Suy nghĩ trước khi nói tập cho ta tính cẩn thân, biết tôn trọng những gì mình nói và tôn trọng người khác.
    • Nói mà không suy nghĩ dễ mắc phải sai lầm. Sai lầm trong lời nói thường gây mâu thuân và những hậu quả đáng tiếc.
    • Lời nói sai lầm có thể tha thứ nhưng không thể làm người khác quên được.
    • Không suy nghĩ trước khi nói là người vội vàng, hấp tấp không thể thành công trong cuộc sống.
    • Lời nói tuy vô hình nhưng có sức mạnh rất lớn. không vì một phút thiếu suy nghĩ mà gây ra những tổn hại đối với bản thân và người khác.
    Cần làm gì trước khi nói ra điều gì đó:
    • Suy nghĩ kĩ trước khi nói.
    • Không nói nhưng gì mình không tin là đúng hoặc không chắc chắn.
    • Đùng nói những lời khó nghe, gây xung đột. Không nói chuyện hoặc chỉ trích người khác.
    • Rèn luyện lối sống trong sạch, vững mạnh, hướng đến một lối giao tiếp hiệu quả, giàu tình thương.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Bài tham khảo:

    • Mở bài:
    “Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Câu ca dao được người xưa truyền tay nhau dạy bảo con cháu nhằm khuyên nhủ chúng ta nên nói lời hay ý đẹp với nhau. Vì vậy, hãy suy nghĩ trước khi nói,đừng nói trước khi suy nghĩ.
    • Thân bài:
    Suy nghĩ là sự hoạt động của trí óc để tìm hiểu và giải quyết vấn đề, từ một số phán đoán và ý nghĩ này đi đến những phán đoán và ý nghĩ khác có chứa tri thức mới và suy nghĩ có thể được thể hiện qua lời nói

    Vậy nói là cách dùng những lời như những phương tiện để diễn tình và ý của mình, trong cuộc sống. Nó là đầu mối sự gián tiếp giữa người nọ với người kia. Nó còn là dấu hiệu của sự sống nữa như hơi thở vậy.

    Suy nghĩ trước khi nói là một điều thiết yếu trong mỗi cuộc thảo luận, trò chuyện lành mạnh, suy nghĩ trước khi nói giúp ta nắm trọn được những lời nói từ ngữ trước khi ta nói ra với người nghe và từ đó có thể tạo thiện cảm với người nghe bằng những từ ngữ lịch sự trong sáng và dẫn tới một mối quan hệ lành mạnh và biến suy nghĩ của người khác về mình trở nên thiện cảm

    Suy nghĩ trước khi nói giúp ta không phạm phải các sai lầm trong lời nói, không gây ra máy thuẫn giữa người nghe và người nói, không làm tổn thương người khác hay thiệt hại đối với bản thân

    Việc suy nghĩ trước khi nói tạo cho chúng ta có một thói quen, đức tính cẩn thận trước mọi việc, biết tôn trọng người khác bằng những lời nói suy nghĩ và từ những lời nói ấy làm cho ta trở nên thành một người tốt đẹp trong mắt của người khác

    Nói mà không suy nghĩ dễ mắc phải sai lầm. Từ những sai lầm ấy có thể dẫn tới cải vả, tranh chấp và gây mâu thuẫn lẫn nhau và từ những lời nói sai lầm ấy khiến cho bản thân trở nên xấu xa trong mắt người khác và hay nói là “Cái gai trong mắt” và những lời nói sai lầm ấy có thể phá huỷ hoàn toàn một mối quan hệ và biến họ trở thành “cái gai trong mắt nhau” chỉ vì những lời nói sai lầm

    Đôi khi những lời nói sai lầm ấy có thể được tha thứ nhưng lời nói đã trao đi thì không bao giờ lấy lại được. Nó có thể biến mất trong suy nghĩ người nói nhưng là một dấu sẹo mãi mãi trong lòng người nhận được nhũng lời nói ấy và những lời nói hằng sâu một vết sẹo trong lòng sẽ đi theo mãi cuộc đời của người nhận và không bao giờ tan biến

    Không suy nghĩ trước khi nói là những người có vội vàng, hấp tấp luôn hồi hợt trong mỗi công việc và những người tự cao từ đấy sự thành công không thể nào có trên cuộc sống của họ và họ chỉ là những người bị người khác xa lánh, trở thành “cái gai trong mắt” của người khác và chỉ là kẻ đứng sau lưng những thành công của người khác mà mỉa mai và những người như thế thật đáng trê trách, họ sẽ dần trở nên cô đơn vì những lời nói ấy bởi những tích cách ấy

    Nhưng đôi khi không phải suy nghĩ trước khi nói là tốt vì những lời nói dối, mật ngọt được thốt ra cũng như là một con dao hai lưỡi, những lời nói ấy đưa người nghe vào một sự hạnh phúc, vui sương nồng nàn nhưng “cây kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra” nói một khi sự thực ập đến sẽ khiên cho họ như rơi vào đáy của nỗi buồn và có thể dẫn đến trầm cảm, biến suy nghĩ của người phải nhận những lời nói dối ấy trở nên tồi tệ. Và những người có những suy nghĩ, lời nói ấy thật đáng trê trách

    Lời nói tuy vô hình nhưng có sức mạnh rất lớn. Không vì một phút thiếu suy nghĩ mà gây ra những tổn hại đối với bản thân và người khác. Vì vậy đừng xem thường lới nói vì lời nói chỉ là một sự vô hình nhưng sự vô hình luôn động mãi trong lòng với người nghe

    Để có thể có một thói quen suy nghĩ trước khi nói, từ khi còn ngồi trong ghế nhà trường chúng ta cần phải học tập chăm chỉ, trao dồi từ ngữ và rèn luyện đức tính kiên nhẫn, không hồ đồ và không nên nói những lời mà ta không biết cũng không nên chỉ trích, nói ra những lời đắng cay, khó nghe và thậm chí có thể gây ra xung đột đối với người khác từ đó tạo cho chúng ta một nếp sống đẹp, tạo ra cho ta một thói quen giao tiếp lịch sự và biến ta trở nên tốt đẹp trong mắt người khác.
    • Kết bài:
    Từ bây giờ, hãy tạo ra cho bản thân một lối giao tiếp lịch sự, đúng đắn qua những bài học, rèn luyện trao dồi và hãy biến văn hoá giao tiếp trong công động trở nên sạch đẹp hơn qua những ý thức bản thân của mỗi người. hãy luôn biết suy nghĩ trước khi nói, đừng nói rồi mới nghĩ. Có làm được như thế, bạn sẽ thành công khi giao tiếp, thành công trong cuộc sống này.