Nghị luận: Phải chăng gần mực thì đen, gần đèn thì sáng?

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Nghị luận: Phải chăng gần mực thì đen, gần đèn thì sáng?


    12.jpg
    Gần mực mà không đen, gần đèn mà không sáng

    • Mở bài:
    Con người là tác nhân rất lớn tác động và làm thay đổi môi trường sống xung quanh. Và ngược lại, môi trường sống cũng có những tác động đáng kể lên bản thân và đời sống con người. Chính môi trường sống là yếu tố hình thành và phát triển lối sống, cách ứng xử và các hoạt động của con người. Người xưa từng cho rằng: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Thế nhưng, phải chăng gần mực thì sẽ đen, gần đèn sẽ được sáng?
    • Thân bài:
    Mực đen là gì?

    Mực là chất liệu lỏng có màu đen, thường dùng để viết chữ. Trước đây, mực đen là chất liệu viết chữ chủ yếu của con người. Đến ngày nay, mực đen vẫn được còn được dùng phổ biến nhưng chủ yếu trong hoạt động in ấn. Các loại mực màu xanh, mực bi đặc đã dần thay thế cho mực đen loãng trong viết chữ của con người.
    Trong câu tục ngữ này, mực hay chính là môi trường sống xấu, có tác động tiêu cực đến nhân cách và đời sống con người.

    Đèn là gì?

    Đèn ở đây là đèn dầu được sử dụng chủ yếu trong đời sống trước đây. Đèn dầu là một đồ vật chiếu sáng được thắp bằng dầu hỏa. Khi bấc đèn (hay còn gọi là ngọn đèn) được đốt cháy, ánh sáng sẽ soi rọi khắp mọi vật nằm trong phạm vi chiếu sáng của nó. Càng gần ngọn đèn càng nhận được nhiều ánh sáng hơn.
    Đèn trong cau tục ngữ tren chính là môi trường sống tốt đẹp, có tác động tích cực lên nhân cách và đời sống con người.

    Ý nghĩa câu tục ngữ:

    Nghĩa đen: Nếu ở gần mực, rất dễ bị màu đen của mực bám bẩn. Nếu ở cạnh đèn, sẽ được ánh sáng của nó chiếu rọi.
    Nghĩa bóng: Nếu sống trong môi trường có nhiều điều xấu xa, tệ nạn nhiều thì con người sớm muộn gì cũng hư hỏng, nhân cách thấp kém và làm điều gây tổn hại đến xã hội. Nếu sống trong một môi trường tốt đẹp, giàu lòng nhân ái, thì con người cũng sẽ trở nên tốt đẹp, nhân cách cao thượng vàlàm được nhiều điều hữu ích cho xã hội.

    Bàn luận:

    “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” là một nhận định đúng đắn:

    Môi trường ở đây cần phải hiểu là môi trường tự nhiên và cả môi trường xã hội. Con người luôn làm chủ môi trường xung quanh và bắt môi trường phục vụ có lợi cho cuộc sống của mình. Chính con người đã cải tạo môi trường tự nhiên phù hợp với nhu câu đời sống và xay dựng môi trường xã hội theo những mục đích nhất định. Có thể nói môi trường sống là sản phẩm do chính con người tọa ra và làm chủ nó.
    Thế nhưng, chính môi trường cũng có những tác động nhất định và quy định nhân cách, lối sống và đời sống con người. Dù là những cá thể tự do nhưng con người luôn phải tuân thủ những ràng buộc do môi trường đang sống tạo ra, từ đó hình thành những kĩ năng hoặc phẩm chất phù hợp với nó.
    Nếu sống trong một môi trường tiêu cực, có nhiều tệ nạn, danh dự và tình thương không được đề cao, bạo lực tràn lan thì con người thường trở nên hoài nghi, vô cảm và tàn nhẫn. Bởi vì, những điều dối trá hoặc tàn ác, tham lam hoặc vụ lợi, âm mưu hoặc hận thù, ích kỉ hoặc hoài nghi thường xảy ra trước mắt họ trong một thời gian dài. Những điều xấu xa cứ lặp đi lặp lại sẽ tác động sâu sắc vào suy nghĩ của họ và trở thành lối ứng xử quen thuộc hằng ngày. Cái xấu có điều kiện phát triển, cái tốt dần bị mờ phai. Cuối cùng định hình một nhân cách thấp kém ở họ.
    Tại những đất nước còn nghèo khó, sự quản lí của chính phủ còn lỏng lẻo, tội phạm lộng hành, cái xấu dienx ra phổ biến trong đời sống xã hội thì đạo đức và nhân cách của phần lớn con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trẻ em trộm cắp, người lớn lừa dối nhau. Đạo đức không được đề cao, con người thất nghiệp, lêu lỏng nhiều; kẻ xấu không được giáo dục hoặc trừng trị đích đáng. Từ dó, xã hội rối loạn, nhân cách con người cũng trở nên biến chất.
    Nếu được sống trong một môi trường tốt đẹp, tình thương được đề cao, con người được giáo dục tốt thì cugnx trở nen tốt đẹp và cao thượng hơn. Hằng ngày, con người được nhìn thấy, nghe thấy và làm những việc tốt đẹp và hữu ích. Cái tốt cứ lặp đi lặp lại và định hình ở trong họ một nhân cách, một lối sống, lối ứng xử trọng tình nghĩa, hướng đến lợi ích chung của cộng đồng. Cái xáu bị chỉ trích, lên án hoặc trừng trị sẽ gây được niềm tin tưởng lớn. hành vi cao thượng từ đó cũng xuất hiện nhiều. Con người tránh làm những điều có thể gây tổn hại đến người khác, sống tuân thủ các nguyên tắc chung và cống hiến nhiều hơn cho xã hội. Xã hội càng tốt đẹp, con người càng trở nên cao thương hơn.
    Người ta từng vô cùng kinh ngạc khi tìm hiểu về đất nước Nhật Bản. Người Nhật với tính tự giác của mình đã xây dựng một xã hội lý tưởng. Ở đó, ai cũng biết tuân thủ kỉ luật và xem sự không tuân thủ là một hành động thấp kém, đánh bị chê trách. Người Nhật rất giàu lòng tự trọng. Họ cũng rất khiêm tốn. Họ đề cao tri thức và lối sóng đạo đức, văn hóa và cao thượng. Đối với người Nhật danh dự là trên hết. Họ luôn muốn hòa hợp với xã hội bằng lối sống tốt đẹp. Một khi bị cộng đồng loại bỏ thì đó là một điều vô cùng tồi tệ. Chính môi trường sống tốt đẹp ấy đã hình thành ở người Nhật những phẩm chất và cách sống tốt đẹp. Dù họ sống ở bất cứ nơi đâu cũng đều được đánh gái cao.
    Từ đó có thể thấy, chính môi trường sống là yếu tố có tác động mãnh liệt lên sự hình thành nhân cách và định hình các giá trị của con người. Thế nhưng, không phải lúc nào, nó cũng là nhân tố quyết định duy nhất.

    Nhưng có khi gần mực mà không đen:

    Con người luôn làm chủ bản thân và thế giới xung quanh. Không có gì có thể phủ nhận điều đó. Chính con người mới là yếu tố quyết định mình là ai; mình cần sống như thế nào; mình cần làm những gì và vị trí nào trong xã hội ?
    Dù sống trong môi trường không tốt đẹp, cái xấu cáu ác tràn lan nhưng neus con người đề biết nhận thức cái đúng và cái sai; cái xấu và cái ác; luong tâm và trách nhiệm; từ đó rèn luyện và điều chỉnh hành động của mình theo chiều hướng tốt đẹp, hướng đến ánh sáng chân lí thì không những không bị cái xấu, cái ác xâm nhập mà môi trường ấy còn trở thành điều kiện rèn luyện lí tưởng để kiện toàn bản thân, đạt đến chân, thiện, mĩ ở đời.
    Cần gì tìm kiếm đâu xa, những trường hợp ấy có ngay ở trong đời sống của mỗi chúng ta. Kim Woo Choong, một trong bốn huyền thoại Hàn Quốc là một minh chứng hết sức rõ ràng. Ông sinh ra nghèo khó, sớm trở thành trụ cột gia đình. Hằng ngày, ông phải bán hết 100 tờ báo để có đủ tiền trang trải cuộc sống. Nơi ông thường đến là những khu chợ dông đúc. Ở đó, sự lừa dối, trộm cắp diễn ra phổ biến.
    Ngay từ đó Kim Woo Choong đã học cách nuôi dưỡng lòng can đảm, để vượt lên sự sợ hãi, vất vả và thử thách. Hoàn cảnh khó khăn không thể khuất phục ông. Bằng cách làm mọi việc đẻ sống và học, ông đã tốt nghiệp đại học và sau này trở thành người đầu tien giàu có và đưa hình ảnh hàn Quốc ra khắp thế giới bằng thương hiệu Daewoo (Vũ trụ lớn) cùng với 5 người bạn với số vốn ít ỏi 10.000 đô và với một khoản vay 5.000 đô, trong một căn phòng thuê bé nhỏ, bẩn thỉu ở một góc toà nhà.
    Một câu chuyện khác về người mẹ của Mạnh Tử, một người tiếp nối kiệt xuất tư tưởng của đức Không Tử. Chồng mất sớm, Mạnh Mẫu một mình nuôi Mạnh Tử. Cuộc sống khó khăn, khiến bà phải màn con đi hết nơi này đến nơi khác nhưng không lức nào quên giáo dục con mình. Lúc nơi ở gần bãi tha ma, bà thường thấy con mình cùng đám trẻ con chơi trò bắt ma la hét inh ỏi bà rất lo lắng và cho rằng nơi này không tốt để ơ. Liền sau đó, bà chuyển nhà đén nơi gần khu chợ sầm uất.
    Thế nhưng, đến đây, Mạnh Tử hằng ngày nhìn thấy người ta cân, đo, đong, đếm, lừa dối nhau, bà thốt len rằng sớm muộn gì Mạnh Tử cũng hư hỏng thôi. Bà lại tiếp tục chuyển nơi ở một lần nữa đén gần một trường học. Ở đây ít náo nhiệt hơn. Hằng ngày, Mạnh Tử thường đến trường chơi và đọc theo các học trò trong lớp. Về nhà lại cặm cụi viết lại chữ thầy đã viết lên bảng hoặc lẩm nhẩm đọc lại bài học và hằng ngày rèn mình theo lễ nghi. Lúc bấy giờ Mạnh Mẫu mới thở phào: “Đây mới là chỗ ở của con ta”. Sau này, Mạnh Tử học rộng biết nhiều, trở thành một hiền nhân đức độ và tài trí bậc nhất thiên hạ.

    Cũng có khi gần đèn mà không sáng:

    Thế nhưng, không phải ai cũng có nhận thức dúng đán và có đủ bản lĩnh để vượt lên trên hoàn cảnh. Có những người đã sớm bị hoàn cảnh khuất phục, từ một người tốt đẹp trở nên hư hỏng, suy thoái nhân cách. Có những người tuy sống trong môi trường tốt đẹp nhưng không biết trân trọng cái tốt, ham mê cái xấu, tập mình hư hỏng. Họ thường bị xã hội chê trách, xa lánh. Những người như thế nhất định sẽ thất bại trong cuộc sống.

    Khẳng định:

    Môi trường sống có tác động mạnh mẽ đến việc hình thành và phát triển nhân cách, lối sống của con người nhưng chính bản lĩnh con người mới là nhân tố quyết định điều đó. Gần mực mà không đen, gần đèn thì phải sáng. Người sống như thế mới mong đạt được thành công và có cuộc đời đầy ý nghĩa trong cuộc sống này.
    • Kết bài;
    Hãy quay mặt về hướng mặt trời, bóng tối sẽ ở sau lưng bạn. Bạn làm chủ hoàn cảnh hay hoàn cảnh làm chủ bạn, tất cả phụ thuộc vào cách bạn sống và hành động. Hãy luôn làm chủ bản thân, hướng đến những điều tốt đẹp và không ngừng khao khát đến tương lai tươi sáng bạn sẽ vượt lên những điều xấu xa, hình thành ở mình nhân cách cao quý. Chính nó sẽ đưa bạn đến với thành công và cuộc sống đầy ý nghĩa. Đừng bao giờ chờ đợi mà hãy làm điều đó ngay từ bây giờ.