Chữ “lắng nghe” có ý nghĩa rất hay. Phải “lắng” thì mới “nghe” được. Cho nên, “lắng” là ngõ vào của “nghe”. Không “lắng” thì không thể “nghe” trọn ven. “Lắng” chính là sự im lặng sâu sắc của con tim. Hãy tập lắng nghe bằng chính con tim mình. (Theo Hiểu về trái tim — Minh Niệm) Biết cách lắng nghe, điều tưởng chừng như đơn giản song không phải ai cũng có thể làm được. Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mình về sự cần thiết phải biết lắng nghe. Gợi ý làm bài: Giải thích vấn đề: Như nhà sư Minh Niệm nói: “lắng” chính là sự im lặng sâu sắc của con tim, là ngõ vào của “nghe”. Còn “nghe” mang ý nghĩa thấu hiểu, sẻ chia. Như vậy lắng nghe là thái độ im lặng khi người khác nói, là mở lòng để đón nhận âm thanh của cuộc sống vang động vào lòng. Và điều này vô cùng cần thiết trong cuộc sống. Bàn luận vấn đề: + Lắng nghe khi giao tiếp thể hiện thái độ tôn trọng mình và tôn trọng người, gây được thiện cảm với mọi người. + Doanh nhân, chính khách… biết lắng nghe sẽ tiến xa hơn trong sự nghiệp. + Khi khiêm tốn lắng nghe, ta sẽ học hỏi được nhiều ở mọi người. Còn khi lắng nghe chính bản thân mình thì đó là cách để hoàn thiện nhân cách. + Mở lòng để lắng nghe âm thanh cuộc sống, ta sẽ tự làm giàu cảm xúc, thành người tốt hơn. Bài học nhận thức và hành động: Phê phán những người thích thể hiện bản thân, không biết lắng nghe, hoặc chỉ thích nghe những lời xu nịnh. Mỗi người cần nhận thức đúng vai trò của sự lắng nghe, hãy lắng nghe mọi lúc mọi nơi, hãy mở lòng, hãy sống chậm lại. Tuy nhiên, trong một số tình huống đặc biệt, chúng ta cần tranh luận phản bác khi nghe những điều không tốt, không đúng.