Nghị luận vấn đề đạo lí tư tưởng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Nghị luận vấn đề đạo lí tư tưởng, lớp 8
    • Khái niệm:
    Nghị luận đạo lí tư tưởng là thể hiện quan điểm, nhận xét, đánh giá về một đạo lí hay một tư tưởng nào đó.

    • Các dạng đề thường gặp:
    Dạng mệnh lệnh ( thường có các mệnh lệnh bắt đầu với lệnh từ “ hãy”: suy nghĩ, bình luận, giải thích, chứng minh, bác bỏ…). Đây là kiểu đề thường gặp. Thường không đi kèm ngữ liệu
    Dạng đề mở, không có mệnh lệnh ( thường chỉ cung cấp một câu tục ngữ, một khái niệm mang tư tưởng, đòi hỏi người làm bài phải suy nghĩ để làm sáng tỏ).

    • Cách làm:
    * Tìm hiểu đề và tìm ý :
    – Đọc kỹ đề và trả lời các câu hỏi: Đề thuộc loại nào? Đề nêu vấn đề tư tưởng, đạo lý gì? Đề yêu cầu làm gì ? Thao tác lập luận nghị luận ?
    – Tìm ý: Phân tích để khẳng định (hoặc phủ định) tư tưởng đạo lí đó bằng những ý kiến nào?

    (Phần tìm hiểu đề giúp người viết xác định chính xác vấn đề và phậm vi nghị luận, từ đó đưa ra phương thức nghị luận hiệu quả. Ở phần này, người viết nên bình tĩnh tìm ra được những ẩn ý mà người ra đề đã cài đặt, tránh chủ quan, vội vã làm cho bài viết lạc đề, diễn đạt lan man).

    * Lập dàn ý:
    Mở bài:
    – Giới thiệu vấn đề được đưa ra bàn luận.
    – Nêu luận đề: dẫn nguyên văn câu danh ngôn hoặc nội dung bao trùm của danh ngôn (nếu có ).
    – Giới hạn nội dung và thao tác nghị luận sẽ triển khai.
    Thân bài:
    – Giải thích tư tưởng, đạo lí cần nghị luận (nêu các khía cạnh nội dung của tư tưởng, đạo lí này).
    – Nêu những biểu hiện của vấn đề trong thực tế đời sống (Vấn đề biểu hiện như thế nào?).
    – Phân tích, bàn luận, định hướng nhận thức và hành động (Vấn đề đúng hay sai, tích cực hay tiêu cực? Tại sao phải nhận thức hoặc hành động như thế ?).
    – Khẳng định nhận thức và hành động ( Muốn được như thế ta phải làm gì ?).
    – Đồng tình, biểu dương, ca ngợi ( Nếu là vấn đề tích cực ).
    – Phê phán, chỉ trích, bác bỏ những suy nghĩ và hành động sai trái ( Nếu là vấn đề tiêu cực).
    – Nêu ý nghĩa, liên hệ thực tế, rút ra bài học nhận thức và hành động.
    Kết bài:
    – Tóm tắt các ý, nhấn mạnh luận đề đã nêu ở đầu bài nhằm chốt lại bài viết hoặc dẫn thơ, văn để mở rộng, gợi ý thêm cho người đọc về vấn đề đang bàn luận.

    * Lưu ý: Trong quá trình giải thích, phân tích, bàn luận vấn đề cần lấy dẫn chứng minh họa (ngắn gọn, tiêu biểu, dễ hiểu) để chứng minh làm cho lý lẽ thêm phần xác đáng và thuyết phục. Bài viết thường không quá dài nên phải có lựa chọn chính xác, tiêu biểu làm tăng sức mạnh biểu đạt của bài viết.

    • Dàn ý nghị luận vấn đề tư tưởng, đạo lí (vấn đề tích cực)
    Mở bài:
    – Giới thiệu vấn đề nghị luận được đưa ra bàn luận.
    – Nêu luận đề: Dẫn nguyên văn câu danh ngôn hoặc nội dung bao trùm của danh ngôn ( nếu có ).
    – Giới hạn nội dung và thao tác nghị luận sẽ triển khai.
    Thân bài:
    – Giải thích tư tưởng, đạo lí, phát ngôn cần nghị luận (nêu các khía cạnh nội dung của tư tưởng, đạo lí, này).
    – Nêu những biểu hiện của tư tưởng, đạo lí trong thực tế đời sống ( Vấn đề biểu hiện như thế nào ?).
    – Phân tích, chứng minh, bàn luận làm sáng tỏ các khía cạnh biểu hiện của tư tưởng, đạo lí ( Vấn đề đúng hay sai? Có Tác động thế nào đối với đời sống xã hội?)
    – Khẳng định vấn đề, định hướng nhận thức và hành động (Tại sao phải nhận thức và hành động như thế ?).
    – Khẳng định nhận thức và hành động đúng đắn; đồng tình, ca ngợi, biểu dương và kêu gọi học tập làm theo ( Muốn phát huy, phổ biến vấn đề ta phải làm gì ?).
    – Phê phán, bác bỏ những nhận thức và hành động sai trái, lệch lạc. Nêu ý nghĩa, liên hệ thực tế, rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
    Kết bài: Tóm tắt các ý, nhấn mạnh luận đề đã nêu ở đầu bài nhằm chốt lại bài viết hoặc dẫn thơ, văn để mở rộng, gợi ý thêm cho người đọc về vấn đề đang bàn luận.

    • Dàn ý nghị luận vấn đề tư tưởng, đạo lí (vấn đề tiêu cực)
    Mở bài:
    – Giới thiệu vấn đề nghị luận được đưa ra bàn luận.
    – Nêu luận đề: Dẫn nguyên văn câu danh ngôn hoặc nội dung bao trùm của phát ngôn ( nếu có ).
    – Giới hạn nội dung và thao tác nghị luận sẽ triển khai.
    Thân bài:
    – Giải thích tư tưởng, phát ngôn cần nghị luận (nêu các khía cạnh nội dung của tư tưởng này).
    – Nêu những biểu hiện của tư tưởng, phát ngôn trong thực tế đời sống (Vấn đề biểu hiện như thế nào ?).
    – Phân tích, chứng minh, bàn luận làm sáng tỏ các khía cạnh của tư tưởng ( Vấn đề đúng hay sai ? Có tác động thế nào đối với đời sống xã hội?).
    – Phê phán, bác bỏ, phủ nhận vấn đề. Khẳng định nhận thức và hành động đúng đắn ( Muốn hạn chế, khắc phục, loại bỏ vấn đề ta phải làm gì ?). Ca ngợi, biểu dương những tấm gương tích cực và kêu gọi học tập làm theo .
    – Nêu ý nghĩa, liên hệ thực tế, rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
    Kết bài: Tóm tắt các ý, nhấn mạnh luận đề đã nêu ở đầu bài nhằm chốt lại bài viết hoặc dẫn thơ, văn để mở rộng, gợi ý thêm cho người đọc về vấn đề đang bàn luận.

    • Các vấn đề đạo lí tư tưởng thường là lí tưởng sống, cách sống, hoạt đọng sống hoặc mối quan hệ trong cuộc đời giữa con người với con người. Thường ở kiểu bài này bàn luận về những vấn đề có tác động tích cực đối với đời sống con người (chiếm phần lớn), có vai trò bồi dưỡng, nâng đỡ, cổ vũ con người nhận thức và hành động đúng đắn. Ngoài ra còn có kiểu đề nghị luận về một tư tưởng, một lối sống lệch lạc, sai lầm nhằm mang lại cho con người một cái nhìn thấu suốt, nhận diện đúng sai từ đó đi đến hành động đúng đắn.
    * Một vài kiểu đề thường gặp:

    – Hãy làm sáng tỏ nhận đinh: “Bàn tay làm giàu khối óc”.

    – Bằng kinh nhiệm học tập của bản thân, hãy làm rõ ý kiến: “Chỉ có kẻ ngốc mới thấy mình tài giỏi”

    – “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Từ ý nghĩa câu nói của Đac-uynh, hãy trình bày ý nghĩa của học tập.

    – “Thói quen xấy ban đầu là khách qua đường, sau là người bạn thân ở chung nhà và cuối cùn là ông chủ nhà khó tính”.

    – “Cốt lõi của quá trình dạy học là giúp học sinh biết tự học”.

    – Lep-ton-toi nói: “Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lý tưởng thì không có phương pháp kiên định”. Còn Belinsky cho rằng: “Tuổi trẻ không có lý tưởng như buổi sáng không có mặt trời”. Hãy nêu ý kiến của anh chị.

    – “Một tránh sách tốt là một người bạn hiền”. Hãy nêu ý kiến của anh chị về vai trò của sách.

    – Người xưa có câu: “Ba người cùng đi, tất có một người là thầy”.

    – “Dối trá và lừa lọc là hành động của kẻ ngu xuẩn không có đủ trí óc để trung thực”.