Nghị luận về đức tính khiêm tốn ở con người Bài làm: Mở bài: Để thành công trong cuộc sống, con người cần hình thành và rèn luyện cho mình nhiều phẩm chất tốt đẹp. Một trong những phẩm chất cần có đó là lòng khiêm tốn. Thân bài: Khiêm tốn là gì? Khiêm tốn là thái độ khiêm nhường, lễ đô, lịch sự và cung kính trước người khác. Đức tính khiêm tốn xuất phát từ ý thức tôn trọng bẳn thân và tôn trọng người khác. Biểu hiện của đức tính khiêm tốn: Người có đức tính khiêm tốn thường không bao giờ khoe mẽ về bản thân. Họ có lối sống bình dị, thái độ điểm đạm, ít khi ganh đua, tranh giành lợi ích. Đối với công việc, họ tích cực học hỏi, hoàn thành tốt cong việc được giao và giúp đỡ người khác khi cần thiết. Đối với người khác, họ luôn tôn trọng, lắng nghe. Trong cuộc sống hằng ngày, người khiêm tốn thường xây dựng những mối quan hệ hài hòa tốt đẹp hướng đến một cuộc sống cởi mở, giàu tình yêu thương. Người khiêm tốn không bao giờ thể hiện sự kiêu căng, tự mãn, thái độ bốc đồng, lõ mãng với người khác. họ luôn làm những gì mình có thể làm, nói những gì mình đã biết, cùng mọi người làm việc, hướng đến lợi ích của tập thể và cộng đồng. Tại sao sống cần phải có lòng khiêm tốn? Khiêm tốn là một trong những phẩm chất cần có ở mỗi con người. Sống khiêm tốn giúp con người trở nên điềm tĩnh, sáng suốt hơn. nhờ biết khiêm tốn, con người thường xuyên có cơ hội nhìn nhận lại mình, nhìn nhận công việc một cách thấu đáo, từ đó có những hành động đúng đắn, hiệu quả. Sống khiêm tốn làm cho con người cảm thấy yên bình, tránh được những xung đột không cần thiết. Có thể thấy rõ nhiều vụ ẩu đã dẫn đến hậu quả đáng tiếc cũng do con người không biết khiêm tốn, nhường nhịn lẫn nhau mà thôi. Bớt một lời nói cay độc là bớt đi một cơn giận. Bớt hơn thua, đố kị là bớt đi một nỗi khổ đau. Người có đức tính khiêm tốn thường được người khác tin tưởng, kính trọng, yêu thương và giúp đỡ. Họ thường là những người thành công trong cuộc sống, đạt được nhiều giá trị sống tốt đẹp và bền vững. Bởi thế, muốn thành công nhất định phải rèn luyện đức tính khiêm tốn. Sống khiêm tốn nâng cao phẩm giá con người. Càng khiêm tốn càng trở nên mạnh mẽ. tất nhiên là khiêm tốn đích thực chứ không phải là sự nhu nhược, hèn nhát, lo sợ những rủi ro có thể xảy đến mà trở nên yếu đuối trước cuộc sống. Đức tính khiêm tốn khẳng định bản lĩnh sống của con người, khẳng định khả năng tự chủ, kiểm soát bản thân trước tình huống, làm chủ tình hình, thấu rõ người khác và có thể đưa ra những giải pháp tốt nhất trong công việc. Cuộc sống rất cần sự khiêm tốn ở mỗi con người. Ai cũng biết khiêm tốn, biết nhường nhịn lẫn nhau sẽ hạn chế được những mâu thuẫn, xung đột và sự căng thẳng trong đời sống. Sống khiêm tốn là sống đúng với truyền thống và đạo lí của dân tộc ta đã được kế thừa và phát triển trong hàng nghìn năm qua. Rèn luyện đức tính khiêm tốn như thế nào? Mọi đức tính cao đẹp không tự nhiên mà có. nó có được là bởi do quá trình nhận thức và rèn luyện kiên trì, lâu dài và liên tục. Đức tính khiêm tốn cũng thế. Muốn trở nên khiêm tốn, trước hết phải nhận thức rõ ràng về vai trò, ý nghĩa và lợi ích lớn lao do phẩm chất ấy mang lại. Lấy học tập làm phương tiện để rèn luyện và duy trì tính khiêm tốn. lấy đời sống làm môi trường thực hành đức tính khiêm tốn. Thường xuyên kiểm chứng sự khiêm tốn của mình qua những hành động cụ thể và hữu ích. Hãy khiêm tốn với bản thân, với người thân và tất cả mọi người mà chúng ta tiếp xúc, gặp gỡ hàng ngày. khiêm tốn trong lời nói, hành động. lối sóng và cả trong ý nghĩ. Không tham lam, vụ lợi, ganh đua tranh đoạt với người khác. Những gì là của mình thì mạnh mẽ giữ lấy. Những gì không phải là của mình thì nhất quyết không lấy. Sống biết nhường nhịn, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Chia sẻ những gì có thể với những ai đang trong nghịch cảnh, cần sự giúp đỡ để vượt qua. Chính đức tính khiêm tốn tạo nên cuộc sống gắn bó, đoàn kết với tập thể, với cộng đồng, cùng nhau hoàn thành tốt công việc, hướng đến lợi ích chung nhất. Phê phán những người sống không có lòng khiêm tốn: Trong cuộc sóng, vẫn còn có nhiều người không biết khiêm tốn. Họ là những người khoe mẽ về bản thân, thái độ sống hợm hĩnh, khinh người, đề cao giá trị vật chất. Họ thường tranh giành, đố kị lẫn nhau, không bao giờ cháo nhận nhường nhịn hay thua thiệt trước người khác. Bởi thế, họ thường bị mọi người khinh ghét, xa lánh. Những người như thế thật đáng chê trách. Bài học nhận thức: Hãy rèn luyện đức tính khiêm tốn ngay từ bay giờ bằng sự kiên trì, tin tưởng và những giải pháp cụ thể. Khiêm tốn để thành công. không khiêm tốn nhất định không thể thành công trong cuộc sống này. Kết bài: Người xưa có câu: “Khiêm tốn bao nhiêu vân thấy thiếu. Tự kiêu một chút đã thấy thừa”. Bởi thế, không chỉ rèn luyện, tu đưỡng mà cần phải duy trì đức tính khiêm tốn quý báu ấy đến suốt cuộc đời. Chính khiêm tốn tạo nên sự vĩ đại ở con người. và bởi thế, càng vĩ đại thì ta cần càng phải khiêm tốn hơn.