Mở bài: Bác hồ từng nới: “Ai cũng có lòng tự trọng, tự tin. Không có lòng tự trọng, tự tin là người vô dụng”. Chính lòng tự trọng và sự khiêm nhường là những viên đá nền cho lòng trắc ẩn. Có thể thấy, lòng tự trọng là một trong trong những phẩm đức quan trọng nhất và cần có ở mỗi con người. Thân bài: Tự trọng có nghĩa là luôn coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình. Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt đẹp nhất của Con Người. Đó là đức tính luôn luôn chú ý giữ gìn phẩm giá, nhân cách của mình, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Người có lòng tự trọng là người có đạo đức, có thiên lương, có tư tưởng nhân nghĩa, không bao giờ làm điều xấu, việc ác với đồng loại và môi trường thiên nhiên. Trong cuộc đời mỗi con người, ít ai có thể sống hạnh phúc mà thiếu lòng tự trọng. Bởi thiếu lòng tự trọng sẽ không còn là một “con người” đúng nghĩa nữa. Biết tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác, con người sẽ sống tốt hơn và được mọi người tôn trọng, mến yêu. Ngược lại, nếu thiếu đi điều đó, con người sẽ trượt dốc trong sự tự kiêu, vị kỉ. Sống cần phải có lòng tự trọng. Người không có lòng tự trọng thì cũng không thể rèn luyện được một phẩm đức nào khác. Không những bản thân không được tôn trọng mà mối gắn kết với mọi người cũng thật lỏng lẻo. Về mặt cá nhân, khi con người còn là một đứa trẻ đã bắt đầu có lòng tự trọng. Một đứa trẻ làm trái lời cha mẹ, thay vì nằm ăn vạ, nó sẽ tự giác nhận lỗi. Đó là biểu hiện của lòng tự trọng. Khi lớn dần lên, đứa trẻ ngày nào đã biết đứng ra, bảo vệ mình trước những lời xúc phạm, dám nhận điểm kém chứ không hề quay cóp, dám nhận tội khi bị cha mẹ thầy cô trách mắng. Hay đơn giản là tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình. Đó cũng là minh chứng của con người có lòng tự trọng. Khi đã trưởng thành, một người chấp nhận làm việc với khả năng của bản thân chứ không thăng quan tiến chức vì luồn cúi, hay cầu xin. Khi đó, lòng tự trọng đã trở thành phẩm chất và cách ứng xử của con người. Có nhiều khi lòng tự trọng dễ bị hiểu sai dẫn đến những hành động sai lầm. Có những vụ đánh, chém nhau hoặc chửi bới không nên có đều bắt nguồn từ một lí do: “Nó xúc phạm đến lòng tự trọng của tôi”. Đánh một người chỉ vì một lời nói trêu đùa, một cái nhìn được cho là “nhìn đểu”. Đó có phải là lòng tự trọng? Không. Chính lúc làm như vậy, vồ hình chung bạn đã tự hạ thấp danh dự bản thân. Lòng tư trọng không phải được khẳng định bằng vũ lực, bằng đồng tiền mà bằng chính nhân cách của con người. Việc sẵn sàng nhận lấy trách nhiệm của cuộc đời mình chính là điểm xuất phát của lòng tự trọng. Hào phóng là cho đi nhiều hơn những gì bạn có thể cho. Tự trọng là lấy ít hơn những gì bạn cần lấy. Có thể ánh sáng của lòng tự trọng không rực rỡ nhưng nó lấp lánh, sáng mãi nếu con người biết giữ gìn, vun đắp. Chỉ có ý thức độc lập và lòng tự trọng mới nâng chúng ta lên trên những nhỏ nhen của cuộc sống và những bão táp của số phận. Hãy đừng để một toà tháp đẹp đẽ sụp đổ chỉ vì thiếu viên gạch “lòng tự trọng”. Kết bài: “Ngay cả khi trong túi hết tiền, cái mũ trên đầu anh cũng phải đội cho ngay ngắn”. Lòng tự trọng nâng cao phẩm giá của con người và là nguồn lực tạo ra niềm tin trong cuộc sống. Sống không có lòng tự trọng, không biết tôn trọng bản thân và người khác, con người sẽ sớm bị loại bỏ ra khỏi cuộc sống chung của xã hội loài người.
Bài tham khảo: Suy nghĩ về Lòng tự trọng Mở bài: Không gì xây dựng lòng tự trọng và sự tự tin tốt hơn thành tựu. Cái gì không thuộc về mình thì đừng có lấy, đói quá thì đi xin. Đã làm người thì phải có lòng tự trọng. Đó chính là thể hiện lòng tự trọng của con người, trước tự xử sự với minh, sau xử sự với người xung quanh. Thân bài: Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, thời nào cũng đầy ắp lòng tự trọng đó. Ngày nay, với lòng tự hào dân tộc và tự trọng cá nhân, biết bao chiến sĩ vượt qua mọi khó khăn, ngày đêm bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia; biết bao công nhân, nông dân vươn lên làm chủ công nghệ, kỹ thuật mới, để trụ vững, đi lên trong cạnh tranh kinh tế… Nếu có lòng tự trọng người ta sẽ không nghĩ ra mưu ma chước quỷ, dấn sâu vào con đường bán rẻ danh dự cá nhân, đục khoét của Nhà nước, của nhân dân để “vinh thân, phì gia”; sẽ không có chuyện khai man lý lịch, mua bán bằng cấp, để được đề bạt, lên lương… Nếu có lòng tự trọng thì chắc ràng người thầy thuốc sẽ rất ngượng ngùng khi có tiền “lót tay” mới khám chu đáo và chăm sóc tận tình người bệnh; sẽ không có chuyện đang tâm ăn chặn tiền cứu trợ lũ lụt, tiền trợ cấp người nghèo, người có công, tiền chống dịch… Nếu có lòng tự trọng, chắc rằng những người quyền cao chức trọng, khi không hoàn thành nhiệm vụ, thậm chí sai lầm, sẽ xin từ chức, xin miễn nhiệm, chứ không chờ đán tổ chức phải ra quyết định miễn nhiệm. Người có lòng tự trọng là không tự dối mình, dối trên lừa dưới, cái tốt phô ra, xấu xa đậy lại. Lòng tụ trọng của con người bình thường đã rất quan trọng, bởi đó là danh dự cá nhân. Nếu không có lòng tự trọng, người ta có thể làm bất cứ việc gì mà họ muốn miễn là có lợi cho mình, dù có hại người, thậm chí hại nước hại dân như đã và đang xảy ra hàng ngày xung quanh ta. Kết bài: Hãy luôn coi trọng phát huy những phẩm đức tốt đẹp của con người, mà lòng tự trọng của con người là một trong những phẩm đức quan trọng, cần được nhận thức đúng, cần được rèn luyện và hoàn thiện nó ở mỗi con người.