Nghị luận về ý nghĩa của tấm lòng trung thực

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    • Mở bài:
    Con người cần có nhiều đức tính để trở nên tốt đẹp nhưng cần nhất là tính trung thực. Trung thực chính là vẻ đẹp đầu tiên trong kho tàng phẩm chất của con người. Chính lòng trung thực là nhân tố quyết định cuộc sống thành công của mỗi con người và sự phát triển ổn định, văn minh, tiến bộ của xã hội.
    • Thân bài:
    Lòng trung thực là gì?

    Lòng trung thực là sự thành thực với người và cả với chính mình, luôn tuân thủ các chuẩn mực đạo đức, chân thật trong từng lời nói và hành động, không tham lam, giả dối, không đua ganh đố kị với người khác.

    Tại sao sống phải có lòng trung thực?

    Lòng trung thực là một trong những phẩm chất quan trọng nhất tạo nên giá trị của một con người chân chính. Tính trung thực giúp con người trở nên đáng tin cậy trong mọi mối quan hệ, giao dịch, đó là sức mạnh lớn nhất giúp thuyết phục người khác. Người trung thực không chấp nhận gian dối trong bất kì việc gì. Trung thực làm nên nhân cách con người, sống trung thực không phải lúc nào cũng dễ, nó đòi hỏi sự dũng cảm và nghiêm khắc với bản thân.

    Walter Anderson cho rằng: “Cuộc sống sẽ thay đổi khi chúng ta biết nắm bắt các cơ hội cho mình, nhưng cơ hội đầu tiên và khó khăn nhắt lại là việc chúng ta phải thành thật với chính bản thân mình”. Ngay cả khi phải đối diện với thất bại, thua thiệt, ta vẫn cần phải sống trung thực, có thế, ta mới có thể ngẩng cao đầu mà sống và cảm thấy thanh thản trong lòng.

    Theo Samuel Johnson: “Trung thực mà không hiểu biết thì yếu ớt và vô dụng, còn hiểu biết mà không trung thực thì thật là nguy hiểm và đáng sợ. Còn những người trung thực và hiểu biết sẽ là những người viết nên lịch sử của chính mình”. Người trung thực sẵn sàng lắng nghe những điều họ phải nghe về mình hơn là những điều họ muốn nghe. Người trung thực trước tiên là trung thực với chính bản thân mình, thành thật nhìn nhận những nhược điểm và sai lầm của mình. Họ nhận thức được là dù họ có công khai nhìn nhận sai lầm của minh hay không thỉ thường những người xung quanh vẫn biết.

    Abraham Lincoln, Tổng thống thứ 16 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (1861 – 1865) đã gởi bức thư sau cho thầy giáo của con mình: “Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ờ đâu đó sẽ có những con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm”. Điều Abraham Lincoln muốn nói qua bức thư ấy chính là không có gì quý giá lòng trung thực có ở con người. Và không ai khác, nền giáo dục sẽ rèn luyện cho con người phẩm đức đó.

    Sự trung thực là một phẩm chất quan trọng hàng đầu trên hành trình hiện thực hóa ước mơ của mình. Trung thực cũng là phẩm chất hàng đầu của nhà lãnh đạo. Những người thiếu trung thực thời co thể đạt được những lợi ích nhất định, nhưng không sớm thì muộn sẽ bị phát hiện và sẽ đánh mất lòng tin của người khác.

    Muốn người khác trung thực với mình thì trước tiên mình phải là người trung thực. Người có nhân cách không ngừng tu dưỡng để có được phẩm chất trung thực.

    Suy nghĩ về sự trung thực trong đời sống:

    Khi nói nói đến hai chữ trung thực thì hầu như mọi người trong chúng ta ai ai cũng muốn thực hiện tốt. Vì sự trung thực nói lên bản chất căn bản đạo đức của con người. Lòng trung thực ghét sự gian dối xấu xa, nói lên sự quả cảm của một con người: “cây ngay không sợ chết đứng”, nói lên sự công bằng xã hội.

    Những người trong xã hội ngày nay còn một ít lòng tự trọng trong người cùng cố sống sao cho trong sáng và chứng tỏ cho mọi người xung quanh ràng mình trung thực. Nhưng hình như sự trung thực trở thành lập dị, vì chỉ có một số người ít ỏi trùng thực trong một xã hội đầy giả trá, lọc lừa.

    Có ai trong chúng ta có ai dám khẳng định là tôi sống trung thực và mãi mãi là một con người trung thực suốt đời không, sống trung thực để được gì và đánh mất cái gì? trung thực đê mọi người ngưỡng mộ, chiêm bái, hay bị trù dập, bị sa thải, bị thiệt thòi, bị thất bại… và bạn sợ đánh mất lương tâm à ! lương tâm ngày nay hình như chỉ có trên sách giáo khoa, trong kinh kệ, trong tuồng tích răn đời mà không thấy được ở xã hội.

    Nói như thế không phải tôi khuyên bạn sống không trung thực, sống gian dối giả trá. Bạn hãy dừng lại và suy nghĩ chọn một hướng đi cho mình, mà ở đó không đánh mất lương tâm, đánh mất danh dự và lòng tự trọng.

    Sự trung thực phải chăng là một chừng mực nào đó và ta chỉ áp dụng một cách rất chừng mực mà thôi. Trung thực mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn hoàn cảnh coi chừng hoàn toàn bị thua thiệt mà thôi, mặc dù bạn vẫn ngẩn cao đầu nhưng chưa chắc mọi người xung quanh dám sống thực với bạn để rồi một ngày nào đó bạn sẽ trung thực đến mức độ không tha thứ một ai sai trái. Bạn sẽ cô độc trong hào quang trung thực.

    Như vậy, hãy nên trung thực khi bạn sống trong một xã hội mà mọi người đều trung thực. Trung thực trong một xã hội gian trá là lạc hậu và thua thiệt mà thôi.
    • Kết bài:
    Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực. Dối trá và lừa lọc là hành động của kẻ ngu xuẩn không có đủ trí óc để trung thực. Con người trưởng thành qua kinh nghiệm nếu họ đối diện với cuộc đời trung thực và can đảm. Nghĩa là chính lòng trung thực mới đảm bảo cho chúng ta một cuộc sống ý nghĩa và hạnh phúc. Sống bằng sự giả dối là cuộc sống yếu đuối, cần phải loại bỏ.