Nhà Khổ Hạnh Và Gã Lang Thang - Hermann Hesse Nhà khổ hạnh và gã lang thang là câu truyện về sự tương phản giữa Huyền Minh và Đan Thanh. Huyền Minh đại diện cho khuôn khổ, phép tắc, luôn giữ mình vì Chúa, giỏi tính toán và tinh thông triết lý. Đan Thanh đại diện cho sự hoan lạc, tự do, buông thả, chơi bời mang đậm chất nghệ sĩ. Tuy trái ngược nhưng họ chính là đôi bạn thân. Bao nhiêu năm sống trong vô minh, lạc lối, Đan Thanh nhận ra mình, Huyền Minh cũng học hỏi được nhiều điều mới mẻ. Từ đó chúng ta rút ra được nhiều bài học từ cuộc đời của hai số phận đối lập nhau. “Chúng ta không thể, ta chỉ có thể chọn thế này hoặc thế kia. Bởi căn đế của đời sống mang thể tính nhị nguyên, và đều có sự tương phản, không và có, phải và trái. Kể cả chọn con đường sống như thế nào, khi đã ở cực bên kia thì không thể ở cực bên này. Dù là đàn ông hay đàn bà, sống lang thang hoặc cố định, là nhà tư duy hoặc người mê cảm, không ai có thể thở ra hít vào cùng một lúc có cả nam lẫn nữ tính, có thể sống phóng khoáng tự do trong một kỉ luật bó buộc, hoặc vừa sống buông thả theo bản năng vừa lắng lòng hướng về nội tâm.” Có một câu của Huyền Minh rằng: “Ngay ở điểm hình ảnh chấm dứt thì triết lý bắt đầu.” Là một triết gia có tinh thông và giá trị hơn một người nghệ sĩ không? Đương nhiên là không. Bởi dù anh là bác sĩ hay hoạ sĩ thì tất cả chúng ta đều giúp cuộc đời này tốt đẹp hơn. Dù ta chọn con đường nào, bác bỏ những thú vui của cuộc đời, như tôn giáo có nói, “càng ít thích càng ít phiền.” Hãy chấp nhận và yêu thích chúng thì cũng chỉ đi đến một kết luận rằng ta có mãn nguyện với cách sống mình chọn hay không. Hermann Hesse là một nhà văn Đức nổi tiếng và quen thuộc với người dân Châu Âu. Những tác phẩm của ông được viết bằng tiếng Đức cổ, thường được coi là văn nặng. May mắn được dịch giả Phùng Khánh dịch từ bản tiếng Anh nên việc đọc cũng trở nên dễ dàng hơn. Một cuốn sách khá nhiều điều để chiêm nghiệm và suy tư. ✪ ✪ ✪ ✪ ✪ Theo LTTK Education