Những thói quen xấu làm hỏng dáng mà bạn đang mắc phải

  1. Tác giả: LTTK CTV16
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Ông bà ta đã nói “nhất dáng nhì da”, dáng dấp là yếu tố quyết định diện mạo của mỗi người, chẳng thế mà mọi người đều mỗi ngày tập thể dục và ăn uống lành mạnh để giữ dáng chuẩn nhỉ? Nhưng Những thói quen xấu làm hỏng dáng mà bạn đang mắc phải hàng ngày mình liệt kê sau đây, không biết các bạn có để ý không đây T_T
    1. Vắt chéo chân
    Tư thế ngồi “sang chảnh” này giúp bạn trở nên kiêu sa, sang chảng và lịch lãm đặc biệt là với những cô mặc váy và mang giày cao gót. Thế nhưng, các nghiên cứu chỉ ra rằng, những hậu quả của việc ngồi vắt chéo chân quá lâu gồm những triệu chứng như: tăng huyết áp, giãn tĩnh mạch và tổn thương dây thần kinh. Bên cạnh đó, tư thế ngồi vắt chéo còn gây ra những tác hại nhất định lên cấu trúc xương của cơ thể. Khi ngồi ở tư thế này, chúng ta thường ngả người về phía trước và khum vai lại làm lệch cấu trúc xương vốn có.
    Tuy nhiên, theo nghiên cứu từ Đại học Y ở Rotterdam, Hà Lan các nhà nghiên cứu đã cho thấy, ngồi vắt chéo chân có thể tăng độ giãn của cơ hình lên 11% so với ngồi không vắt chéo chân và tăng 21% so với đứng, điều này có thể giúp tăng độ vững cho xương chậu.
    Vì vậy, nếu bạn vẫn muốn duy trì tư thế ngồi sang chảnh này thì hãy ngồi thẳng trong khi vắt chéo chân, đặc biệt là không để cho
    đến khi chân bạn bị tê liệt, những vấn đề về vóc dáng sẽ được khắc phục.

    [​IMG]

    1. Tư thế không ngay ngắn
    Ngồi cong lưng và chúi người về phái trước sẽ khiến xương chậu vì đẩy về sau dẫn đến cột sống mau chóng cong vẹo. Với học sinh hay dân văn phòng thì tư thế ngồi cong lưng còn gây ra chứng thoái hóa sớm cũng như tích mỡ ở phần bụng dưới.
    Tư thế ngả ra sau quá nhiều gây áp lực lên xương chậu, điều này cũng làm gia tăng nhức mỏi cơ và cong vẹo cột sống.

    [​IMG]

    1. Nằm bò ra bàn
    Học tập căng thẳng, công việc chồng chất dễ khiến bạn dẫn đến thói xấu nằm bò ra bàn. Nếu thói quen này bị duy trì, sẽ khiến bạn dễ bị giật mình hay có cảm giác khó thở sau khi ngủ gật trên mặt bàn. Khi nằm bò ra bàn, phần ngực tì sát vào cạnh bàn tạo áp lực lên tim và phổi gây ra chứng khó thở, lâu dài, tư thế này dễ gây chứng đau hay cong vẹo cột sống.
    4. Ngồi cong lưng hay ngả ra sau quá lâu

    Ngồi cong lưng hay ngả ra sau quá lâu trong thời gian dài sẽ tác động trực tiếp đến cột sống. Bởi khi đó, khung xương chậu sẽ bị đẩy về phía sau hoặc trượt dài về phía trước. Những áp lực tác động lên chúng sẽ làm gia tăng nhức mỏi và nguy cơ gây cong vẹo cột sống.

    [​IMG]

    Nên giữ tư thế ngồi thẳng lưng, vai thẳng và đẩy nhẹ về sau là tốt nhất.
    5. Dùng bàn quá thấp hoặc quá cao

    Kích cỡ và độ cao của bàn học hay làm việc không phù hợp có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì, bàn quá thấp sẽ khiến lưng phải cúi xuống trong thời gian dài làm ảnh hưởng đến cột sống. Bàn quá cao cũng khiến bạn phải rướn người lên gây mỏi và tác động tiêu cực đến khung xương.
    Lưu ý về tư thế ngồi học và ánh sáng phòng học, phòng làm việc
    • Tư thế ngồi học của trẻ, luôn nhắc trẻ giữ khoảng cách từ mắt đến sách là 30 – 35cm.
    • Không được cúi thấp khi học. Không tránh dùng bàn quá thấp khiến lưng phải cúi xuống quá nhiều.
    • Lưng thẳng, vai thẳng và đẩy nhẹ về sau. Nếu mệt mỏi, hãy gả người về sau một góc 30-45 độ.
    • Nên luân chuyển đổi chỗ ngồi một tháng một lần nhằm tạo cho mắt trẻ linh hoạt trong tầm nhìn.
    • Không được kê bàn học ngược sáng với đèn tuýp treo trong phòng, cho dù có đèn bàn nhưng vẫn gây ra bóng trên bàn học.
    • Không tắt tất cả các đèn trong phòng vì người học rất bị lóa mắt khi nhìn từ sáng ra tối hoặc ngược lại, hơn nữa chỉ có một nguồn sáng duy nhất nên nhìn lâu bị mỏi mắt. Bạn cần loại bỏ thói quen này nếu có, khi trẻ học ngoài đèn bàn nên bật đủ đèn trong phòng.