Những dạng Toán thường gặp trong Hạt nhân nguyên tử

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Dạng 1: Hệ thức anhxtanh
    Phương pháp

    - Áp dụng công thức:
    + Khối lượng tương đối: \(m=\frac{m_{0}}{\sqrt{1-\frac{v^{2}}{c^{2}}}}\)
    + Năng lượng toàn phần: \(E=mc^{2}=\frac{m_{0}c^{2}}{\sqrt{1-\frac{v^{2}}{c^{2}}}}\)
    + Năng lượng nghỉ: \(E_{0}=m_{0}c^{2}\)
    + Năng lượng tuowng đối cuả vật: \(K=E-E_{0} =(m-m_{0})c^{2}=m_{0}c^{2}\left ( \frac{1}{1-\sqrt{\frac{v^{2}}{c^{2}}}} -1\right )\)
    + Định lí về biến thiên động năng: \(K_{2}-K_{1}=\sum A\)
    + Công thức của lực điện trường tác dụng lên một điện tích: A = qEd

    Dạng 2: Xác định cấu tạo hạt nhân
    Phương pháp:

    - Áp dụng công thức: Hạt nhân \(_{Z}^{A}\textrm{X}\) có: A nuclon, Z proton, (A-Z) notron

    Dạng 3: Tính bán kính, thể tích, khối lượng riêng của hạt nhân. Tính số hạt, tỉ lệ phần trăm đồng vị
    Phương pháp:

    - Bán kính hạt nhân: \(R=1,2.10^{-15}.a^{\frac{1}{3}}(m)\)
    - Thể tích hạt nhân: \(V=\frac{4\pi }{3}R^{3}\)
    - Khối lượng riêng hạt nhân: \(p=\frac{m_{hatnhan}}{V}\)
    - Số hạt trong m gam chất đơn nguyên tử: \(N=\frac{m}{A}N_{A}\) với \(N_{A}=6,02.10^{23}mol^{-1}\)

    Dạng 4: Tính hụt khối, năng lượng liên kết và năng lượng liên kết riêng.
    Phương pháp:

    - Độ hụt khối của hạt nhân \(_{Z}^{A}\textrm{X}\): \(\Delta m= Zm_{p}+(A-Z)m_{n}-m_{X}\)
    - Đơn vị khối lượng nguyên tử: \(1u=1,66055.10^{-27}kg=931,5\frac{MeV}{c^{2}}\)
    - Năng lượng liên kết của hạt nhân \(_{Z}^{A}\textrm{X}\): \(\left\{\begin{matrix}W_{lk}=\Delta mc^{2}=\begin{bmatrix} Zm_{p}+(A-Z)m_{n}-m_{X} \end{bmatrix}c^{2} \\ W_{lk}=\begin{bmatrix} Zm_{p}+(A-Z)m_{n}-m_{X} \end{bmatrix}.931,5(MeV) \end{matrix}\right.\)
    - Năng lượng liên kết riêng: \(\varepsilon =\frac{W_{lk}}{A}\)
    - Hạt nhân có năng lượng liên kết càng lớn thì càng bền vững. Những hạt nhân bền có số khối nằm trong khoảng từ 50 đến 95, hạt nhân bền nhất có \(\varepsilon =8,8\frac{MeV}{nuclon}\)