Bệnh mất trí nhớ tạm thời đang có xu hướng tăng trong thời gian gần đây đặc biệt là với đối tượng làm việc trí óc nhiều hay dân văn phòng. Cùng chia sẻ về Những điều bạn cần biết về bệnh mất trí nhớ tạm thời để hiểu hơn về bệnh này nhé! Bệnh mất trí nhớ tạm thời là gì? Là sự tổn thương của não bộ, khiến não bộ mất đi một khoảng ký ức ngay gần đây, nhưng bạn vẫn nhớ những ký ức trước đó. Bạn có thể nhớ ký ức của 10 năm trước, nhưng đột nhiên lại quên mất ký ức của 20 phút trước hay bạn không thể nhớ ra mình đang làm gì., ở đâu hay tại sao bạn lại đang thực hiện việc hiện tại. Biểu hiệu của bệnh mất trí nhớ tạm thời là như thế nào? Vẫn nhận thức được bình thường. Xảy ra bột phát. Không bị thay đổi nhiều về tính cách. Thời gian phát bệnh trong vòng 24h và bộ nhớ sẽ dần dần trở lại. Hỏi lặp đi lặp lại những câu hỏi khi đang nói chuyện và không biết mình đang ở đâu, vị trí, thời gian nào. Không xuất hiện các triệu chứng như tê liệt tay chân, co giật hoặc không bị động kinh, chấn thương đầu thời gian gần đây. Nguyên nhân gây ra bệnh mất trí nhớ tạm thời là gì? Do áp lực hay cú sốc tâm lý, Stress, căng thẳng hay mệt mỏi kéo dài. Do bị trấn thương ở đầu. Lạm dụng ma túy hay rượu bia. Sau phẫu thuật tim, động kinh hay trầm cảm… đều có thể ảnh hưởng đến trí nhớ ngắn hạn. Lạm dụng các loại thuốc như thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm thế hệ cũ, nhóm thuốc corticoid (nhất là ở bệnh nhân hen suyễn). Lạm dụng các thiết bị điện tử, mạng xã hội. Thiếu oxy lên não có thể ảnh hưởng đến trí nhớ ngắn hạn. Bệnh mất trí nhớ tạm thời có nguy hiểm không? Mất trí nhớ tạm thời có thể gây bất ổn về tâm lý lâu dài sẽ là dấu hiệu của bệnh mất trí nhớ nếu không được can thiệp sớm bởi bác sỹ. Đầu óc lúc nào cũng trong trạng thái lơ mơ kém minh mẫn, người thì cứ mất thăng bằng như ở trên mây, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, hiệu quả học tập và làm việc. Nếu không hiểu biết về bệnh hay thực hiện các biện pháp can thiệp thì lâu ngày bệnh mất trí tạm thời sẽ biến chứng thành các căn bệnh khác như bệnh lý thần kinh, trầm cảm, và nguy hiểm hơn người bệnh có thể dễ dàng bị tử vong. Là một trong những nguyên nhân khiến bạn càng stress và mệt mỏi hơn do ảnh hưởng của nó tới công việc hay làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn bệnh mất trí nhớ tạm thời. Thực hiện chính sách ăn ngủ nghỉ khoa học. Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao và đừng quên 8 thói quen tốt cho sức khỏe vào mỗi buổi sáng. Sắp xếp thời gian biểu hợp lý, tránh căng thẳng stress. Không ỷ lại vào các thiết bị hay ứng dụng công nghệ. Không khiến bản thân quá mệt mỏi với các thiết bị công nghệ như điện thoại, máy tính. Nên đọc các sách, báo, lướt các trang web lành mạnh và bổ ích. Tập luyện khả năng ghi nhớ bằng cách tăng cường quan sát, ghi nhận các đồ vật xung quanh bằng mắt, dùng trí tưởng tượng để liên hệ, so sánh, ghi chép những việc cần làm… Dành thời gian chăm sóc bản thân, tập thể dục thể thao, sinh hoạt điều độ thay vì ngồi ôm máy tính hay điện thoại cả ngày. Hạn chế đối ta việc sử dụng mạng xã hội một cách không cần thiết. Rèn luyện trí óc bằng việc chơi các trò chơi trí tuệ như ô cữ cờ tướng hay giải tỏa tinh thần bằng việc chơi guitar hay piano. Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa hoc, ăn uống đầy đủ, cân đối. Ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc tránh hiện tượng mất ngủ. Ngủ ngon là cách để giúp não củng cố trí nhớ ngắn hạn cũng như dài hạn. Nghiên cứu của Đại học Lubeck, Đức, đã cho thấy sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề có liên quan mật thiết đến giấc ngủ đầy đủ của mỗi người. Hạn chế thức khuya đối đa nhất có thể. Khi có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh, nên tìm gặp bác sỹ sớm để nhận được lời khuyên tốt nhất.