Nhỏ bé, đáng yêu, mong manh và cần được nâng niu, chăm chút là những điều có thể miêu tả về trẻ sơ sinh. Đảm bảo con khỏe mạnh và “bình an vô sự” là điều mà bất cứ cha mẹ nào cũng xem là trách nhiệm hàng đầu của mình. Nhưng bên cạnh đó, có những điều mà cha mẹ vẫn thường phạm sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh mà ngay cả cha mẹ cũng không lường tới đăc biệt là khi chăm lo cho giấc ngủ của bé? Vậy ba mẹ đã biết Những điều cần tránh khi cho trẻ sơ sinh ngủ chưa? Ngủ chung giường với bố mẹ/anh chị Bố mẹ thường có tâm lý ôm bé khi ngủ để bé cảm nhận được tình yêu của bố mẹ. Nhưng có những lý do sau để bố mẹ nên để bé ngủ riêng: Có rất nhiều trường hợp bố mẹ đặt cho đầu bé thấp dưới cằm của người lớn nhằm tránh thở vào mặt bé nhưng lại vô tình kéo chăn qua mặt bé khi ngủ dễ dẫn đến tình trạng chăn của bố mẹ kéo lên cao chèn vào mũi của trẻ làm trẻ ngưng thở. Khi bố mẹ ngủ cùng trẻ trên chiếc giường có kích thước bé, cha mẹ sẽ phải nằm sát vào con, điều này ảnh hưởng đến việc hít thở không khí của trẻ. Bố mẹ ngủ ngáy sẽ tạo tiếng ồn khiến bé khó ngủ, thậm chí khiến bé giật mình và hơi thở của những người này khá mạnh, ảnh hưởng sức khỏe của bé. Bố mẹ bị ốm mà ngủ cùng trẻ cũng không tốt vì sẽ rất dễ gây bệnh cho con. Trẻ nhỏ sức đề kháng kém nên khả năng miễn dịch chưa tốt, do đó khi để bé nằm cạnh nguồn bệnh thì sẽ không tránh khỏi việc nhiễm bệnh. Khi ngủ anh/chị lớn hơn có thể sơ ý nằm trở qua trở lại và lăn đến bên trẻ hoặc một cánh tay vươn ra đến miệng hoặc đầu của trẻ hoặc có thể lỡ tay quăng quật tay vào mặt trẻ hoặc đạp chân vào em bé. Tốt nhất không cho trẻ nằm ngủ chung với bố mẹ, anh chị em. Nên đặt trẻ nằm ở cũi, nôi riêng ở gần giường bố mẹ để tiện theo dõi. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần lưu ý, trẻ sẽ có 2 trạng thái ngủ là : ngủ sâu và ngủ nông. Đối với trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, tỷ lệ giữa giấc ngủ sâu và ngủ nông là 50/50 và 2 trạng thái này thường đan xen nhau. Lúc ngủ sâu, bé hoàn toàn thả lỏng cơ thể nghỉ ngơi, không có bất kì hoạt động nào khác ngoài việc đôi khi khẽ giật mình hay khẽ nhếch miệng. Khi ngủ nông, tay, chân và cả cơ thể bé sẽ vẫn động đậy, trên mặt bé vẫn có những biểu hiện như nhíu mày, mỉm cười….Vì thế, nếu bé có động đậy, hay chỉ giật mình nhẹ thì cha mẹ đừng vội vỗ nhẹ, bế bé hoặc cho bé bú ngay mà nên quan sát một lúc xem bé có ngủ tiếp hay không. Chỉ khi bé bật khóc hoặc cử động mạnh thì lúc đó cha mẹ mới nên bế bé lên dỗ dành và cho bú. 2. Để quá nhiều thú nhồi nhông, chăn đệm trên giường của trẻ Việc trên giường của trẻ có nhiều thú nhồi nhông, chăn đệm có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị nóng bức và ngạt thở. Nguy cơ này thường xảy ra ở trẻ dưới 3 tháng tuổi. Bên cạnh đó, không nên sử dụng những bộ gối, đệm mềm vì có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Hãy chọn một chiếc đệm có độ cứng vừa phải giúp cho cột sống ở trạng thái co giãn sinh lý bình thường. Nên chọn loại đệm có độ đàn hồi đồng đều để chỗ tiếp xúc với khuỷu tay trẻ không quá lõm. Nếu trẻ ngủ trên chiếc giường có đệm mềm hoặc xung quanh đều là gối và bộ đồ giường mềm, trẻ có thể bị nóng bức hoặc ngưng thở. Hãy cho trẻ gối đầu bằng khăn mềm cao khoảng 1mm hoặc để bé nằm trên một chiếc nệm vừa đủ êm. Bố mẹ nên nhớ không bao giờ đặt trẻ nằm ngủ trên một cái gối lớn bởi vì trẻ có thể lật úp người xuống từ trên gối hoặc có nguy cơ ngạt thở giữa những giữa những nếp gấp của chiếc gối mềm. Nên chọn loại gối phù hợp để bé có được giấc ngủ ngon. 3. Mặc quá nhiều lớp quần áo cho trẻ Nhiều bậc phụ huynh mẹ ủ bé sơ sinh trong lớp chăn dày, họ nghĩ rằng điều này sẽ khiến con đỡ bị giật mình nhưng họ đã sai vì điều này sẽ khiến thân nhiệt của bé bị tăng lên, khi thân nhiệt tăng lên, bé bị ra mồ hôi thì khả năng bị cảm lạnh là rất cao. – Khi đi ngủ không nên đội mũ cho trẻ sơ sinh, dù là trời lạnh, không cho trẻ sơ sinh nằm gối vì vùng đầu là nơi phát tán 85% lượng nhiệt cơ thể. Đội mũ không giúp giữ ấm vùng thóp của con như nhiều bố mẹ nghĩ, mà ngược lại làm tăng nhiệt độ của não, ảnh hưởng đến vùng thần kinh kiểm soát hô hấp. – Không mặc quá nhiều lớp quần áo cho con, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chỉ mặc hơn người lớn 1 lớp quần áo, tốt nhất không quá 4 lớp quần áo. – Luôn đặt bé nằm ngửa khi ngủ, thường xuyên kiểm tra giấc ngủ của bé trong đêm để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường (Afamily.vn) 4. Để điện quá sáng khi bé ngủ Nhiều bậc cha mẹ vì để tiện cho việc thay tã và cho bú ban đêm nên thường có thói quen bật đèn sáng suốt đêm, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. Trẻ sơ sinh ngủ trong môi trường ánh sáng sẽ giảm chất lượng giấc ngủ, thời gian ngủ cũng ngắn hơn dẫn tới giảm sự phát triển trí tuệ và thể chất. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh cho thấy, trẻ ngủ trong môi trường ánh sáng tỷ lệ cận thị có thể tăng đến 30%. Vì thế, dù có hơi bất tiện một chút, nhưng cha mẹ cũng cần tắt điện để trẻ được ngủ trong điều kiện tốt nhất nhé. Nhưng bố mẹ cũng không nên để trẻ ngủ trong phòng tối và kín mít. Bố me tìm hiểu nguyên do tại: Những lưu ý tuyệt đối không làm với trẻ sơ sinh 5. Cho bé ngủ khi đang di chuyển hay rung khi con ngủ Việc vừa di chuyển vừa cho bé ngủ là một điều không tốt, nó làm cho giấc ngủ của bé không sâu. Và điều đó cũng làm cho trẻ khó có thể ngủ ngon do sự kích thích chuyển động.Vì thế, nếu cha mẹ phải di chuyển xa nên hạn chế cho bé ngủ hoặc nên đỗ xe lại một lát cho bé tỉnh ngủ. Những hành động rung lắc hay đung đưa (ngủ võng) khiến bé được thư thái dễ chịu đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, điều này lại vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe, tính mạng của bé, thậm chí khiến não của bé dễ bị tổn thương. 6. Cho bé ngủ khi đang ngậm vú sữa Bé dễ ngủ hơn khi đang ngậm vú sữa, thế nhưng điều đó có hại cho răng của bé – răng sẽ vàng và dễ bị sâu. Ngủ với bình sữa trên tay cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh về tai của trẻ em. Đây cũng là một trong những sai lầm cần tránh khi các bậc cha mẹ cho bé ngủ nhé. 7. Lịch ngủ lộn xộn Các mẹ thường có thói quen bắt con đi ngủ theo 1 giờ nhất định để con ngủ đúng giờ và đủ giấc. Tuy nhiên, nhiều khi bé vừa ăn no hay đam ham chơi vui vẻ và phấn khích, mà mẹ cứ bắt đúng 8h phải ngủ, điều này khiến bé khó ngủ và chưa thể ngủ ngay được. Chưa kể, có những khi bé mới ngủ giấc chiều 6-7 giờ mới dậy, 8 giờ tối mẹ lại muốn bé ngủ ngay? Chia đều thời gian ngủ cho bé, tránh để mỗi ngày mỗi kiểu khiến múi giờ sinh hoạt của bé trở nên lộn xộn. Mặt khác, trẻ sơ sinh cần ngủ đủ 10-11 tiếng mỗi đêm. Đồng hồ sinh học của bé vận hành theo đúng quy trình, nên dù mẹ cho ngủ giờ nào thì cứ sáng sớm bé sẽ thức dậy. Vì vậy, những mẹ nào có suy nghĩ để con chơi khuya, thức khuya để mong hôm sau bé sẽ ngủ bù thì cần thay đổi nhé. Cho bé thức khuya, khiến bé thiếu ngủ là một trong những lý do khiến con thường xuyên cáu gắt, khóc nhè, mếu máo, hay mệt mỏi vào hôm sau mà thôi. Việc tạo hói quen ngủ đủ giấc, hay thói quen trước khi đi ngủ cho bé, hay việc muốn thay đổi những thói quen xấu của bé đã có không phải là dễ, bố mẹ cần kiên nhẫn thực hiện để các bé quen dần dần và đi vào nề nếp nhé!