1. Lựa chọn cách học xuất nhập khẩu ❀ Chuẩn bị các kiến thức xuất nhập khẩu nền tảng đối với từng vị trí công việc (nhân viên mua hàng, chứng từ, hiện trường …). ❀ Đó là các kiến thức về các loại hình mua bán quốc tế, các điều kiện thương mại quốc tế, cách soạn thảo hợp đồng... cũng như các kiến thức liên quan đến kinh tế xã hội – các chính sách mặt hàng, hoặc các quy định hay các hiệp định giữa các khu vực và quốc gia. ❀ Để làm tốt việc này thì đòi hỏi bản thân của người học phải nỗ lực rất nhiều, nhất là trong giai đoạn mới bắt đầu. Bên cạnh đó, rất cần 1 người nhiều kinh nghiệm ở bên chỉ dạy, hướng dẫn cách làm để người học có được cách làm đúng nhất, tránh được những sai sót và rủi ro trong nghề. 2. Lộ trình học nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế cho người mới bắt đầu ❀ Nếu bạn mới tìm hiểu về nghiệp vụ xuất nhập khẩu thì tốt nhất bạn nên học từ những kiến thức căn bản nhất như: Incoterm, cách tìm kiếm khách hàng, đàm phán thương mại, chuẩn bị một bộ chứng từ hợp lí, hợp lệ, làm thanh toán quốc tế, làm bảo hiểm hàng hóa,… và đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành xuất nhập khẩu. ❀ Khác với chương trình học ở các trường đại học, lộ trình học xuất nhập khẩu thực tế nên theo khung thực tế nhiều hơn lí thuyết. Trước tiên bạn nên (i) Học kiến thức nền tảng trong ngành xuất nhập khẩu, sau đó (ii) Học nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế và thực hành trên chứng từ, trên phần mềm và trong tình huống thực tế. ❀ Dưới đây là những nội dung cốt lõi nhất để có thể làm được việc của một nhân viên xuất nhập khẩu. Bạn cần nắm chắc và vận dụng được những nội dung kiến thức dưới đây vào thực tiễn: (1) Hiểu rõ tổng quan về Xuất nhập khẩu, Logistics, mối liên hệ giữa Xuất nhập khẩu và Logistics. (2) Các điều kiện thương mại quốc tế Incoterms (cập nhật nhất hiện nay là Incoterms 2020). (3) Chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng ngoại thương, PO, Invoice, Packing list (phiếu đóng gói), vận đơn – Bill of lading,… (4) Quy trình thủ tục hải quan: Nhận chứng từ, kiểm tra hồ sơ, lên tờ khai, làm hải quan… (5) Biết cách làm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O). (6) Phân loại hàng hóa - HS code gồm các quy tắc add mã HS code. Các bước và kinh nghiệm áp mã HS chính xác. (7) Cách tính trị giá hải quan và Thuế: Các phương pháp xác định trị giá hải quan khi làm thủ tục hải quan, các loại thuế xuất nhập khẩu và các bước tính thuế. (8) Khai báo hải quan trên phần mềm Vnaccs. (9) Bộ chứng từ hải quan. (10) Xin giấy phép kiểm tra chuyên ngành của các bộ ban ngành. (11) Làm việc với các chi cục Hải Quan, cảng, kho hàng và các cơ quan cấp giấy phép. Theo LTTK Group