Có Những sai lầm khi mặc áo ngực chị em thường mắc phải ảnh hưởng đến của vòng 1 mà chị em vẫn thường xem nhẹ. Cùng mình tìm hiểu xem những sai lầm ấy là gì nhé! 1. Chọn sai kích cỡ áo Áo ngực chuẩn không chỉ giúp chị em có vòng 1 cân đối, được nâng đỡ gọn gàng, chống chảy xệ mà còn giúp chị em tôn dáng áo, tăn thẩm mỹ, thuận tiện cho hoạt động, đi lại hay làm việc. Ngược lại, việc chọn sai size áo ngực lại làm ngược những tác dụng trên. Để khắc phục vấn đề này chị em có thể tham khảo: cách chọn size áo ngực cực chuẩn Một mẹo thông minh để mình có thể xác định xem đã chọn đúng size áo ngực hay chưa đó là bạn dùng tay luồn vào thân sau của áo ngực, nếu bạn luộn vừa cả bàn tay thì bạn đang mặc áo quá rộng. Nếu bạn chỉ luồn vừa 2 ngón tay thì đó chính là size áo lý tưởng của bạn. 2. Mặc một chiếc áo ngực liên tục trong 2 hoặc nhiều ngày Hãy để cho áo được ‘nghỉ ngơi’ để độ co giãn được phục hồi”, Bobbie Smith khuyên. Để giúp cho áo được bền hơn, chuyên gia cũng khuyên phái đẹp nên giặt trong nước lạnh. 3. Quá thường xuyên giặt áo Việc không nên mặc áo liên tục trong 2 hoặc nhiều ngày khác với việc GIẶT áo ngực sau mỗi lần giặt bởi vì các chất hóa học tẩy rửa, giặt áo ngực quá thường xuyên có thể gây hại nhiều hơn lợi.“Giặt rửa nhiều quá có thể làm hỏng tính đàn hồi, đó là điều cần thiết để áo lót hỗ trợ nâng đỡ bầu ngực của bạn”, Lexie Sachs, chuyên gia phân tích sản phẩm của Viện Dệt may cho biết. Carolyn Forte, giám đốc của Viện vệ sinh cũng đồng tình: “Khi một chiếc áo ngực bị mất phom dáng thì chẳng còn tí tác dụng nào.”. . Khi giặt áo ngực, bạn luôn luôn pahri chú ý đến tem giặt. “Nếu bạn quyết định giặt máy thì nên để áo ngực trong túi giặt. Chúng giữ bộ đồ lót khỏi xoắn làm mất phom. Túi giặt cũng giúp móc áo ngực khỏi mắc sang bộ quần áo khác”. Bạn chỉ nên giặt sau 3-4 lần mặc. “Cứ mặc vài lần thì mới nên giặt áo lót nhưng nó cũng phụ thuộc nhiều vào mức độ hoạt động của bạn”, chuyên gia Lexie Sachs nói. “Ví dụ, nếu bạn vận động ngoài trời quá nhiều vào ngày nóng và cuối cùng đổ quá nhiều mồ hôi thì nên giặt áo ngực sớm hơn. Mặt khác, nếu bạn chỉ mới mặc vài giờ và đi loanh quanh trong phòng máy lạnh thì không tính là ‘mặc’. Giặt áo lót giúp loại bỏ các loại dầu và vi khuẩn tích tụ, vì vậy nên khi vi khuẩn và dầu tích tụ nhiều, bạn mới cần phải vệ sinh áo lót”. Bạn đừng ngại mặc lại áo ngực, bạn có thể “Cởi áo ra vào ban đêm và treo lên mắc để chúng phục hồi hình dạng và độ đàn hồi. Ban đêm là lúc bạn nên để cho ngực của mình thoáng và có thời gian để ‘thở’. Sau khoảng tám đến mười hai giờ, bạn hoàn toàn có thể mặc lại chiếc áo ngực của ngày hôm qua” – Lexie nói Tuy nhiên, những chiếc áo ngực thể thao thì ban nên giặt sau mỗi ngày/ lần vận động nhé. 4. Mặc một chiếc áo ngực quá lâu Những chiếc áo ngưc mặc quá lâu có thể đã bị giãn cả dây ngang và dây vai áo, lớp lót đã bị xẹp… điều này có thể ảnh hưởng đến dáng ngực của bạn. Thông thường, bạn nên thay áo ngực sau 3 tháng sử dụng. Đối với những loại áo ngực tốt nhất, bạn có thể dùng đến 10 tháng mới cần phải thay. Tuy nhiên, nếu bạn thấy các biểu hiện sau thì nên thay áo ngực mới nhé: Áo ngực không ở đúng vị trí: Nếu chiếc áo ngực bạn đang mặc thường xuyên không chịu ở đúng vị trí của nó mà luôn vuột ra khỏi hai bầu ngực thìcó thể là do đường chân áo ngực của bạn quá lỏng, hoặc do bạn đã chọn cỡ áo ngực quá rộng nên chúng không thể ôm khít lấy hai bầu ngực dẫn đến việc áo dễ dàng bị tuột nếu vận động mạnh, hay khi giơ tay lên cao. Tốt hơn hết là bạn nên thay một chiếc áp ngực phù hớp với dáng bầu ngực của bạn nhé. Áo sai kích thước: Để có một bộ ngực đẹp, hãy chọn cho mình một size áo phù hợp nhé. Bạn mặc quá chật sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của ngực, dễ bị ung thư vú. Bên cạnh đó còn khiến bạn khó chịu, hằn đỏ, và hoạt động kém thoải mái. Áo ngực quá rộng khiến dây áo ngực dễ bị tuột, kém khả năng nâng đỡ nên ngực dễ bị xệ, xấu. Nếu bạn thấy có những vết hằn chạy ngang đường chân ngực, hoặc chúng nằm ở trên vai, trên lưng, hay bất kỳ điểm tiếp xúc nào giữa áo ngực và cơ thể bạn, thì đó là do chiếc áo ngực của bạn quá nhỏ so với số đo vòng ngự. Nguyên nhân là do vòng kim loại ở bầu áo ngực giống như một bộ khung có nhiệm vụ nâng và tạo hình cho hai bầu ngực, nhưng nếu bạn mặc áo ngực quá chật, nó sẽ thít vào hai bầu ví của bạn, đôi khi còn làm tiêu bớt mỡ ở hai bầu ngực, trong khi ở hai bầu vú của bạn có đén 70% là mỡ. Nếu duy trì việc này quá lâu, dẫn đến hai bầu ngực của bạn sẽ ngày càng teo tóp lại, mất dáng ngực. Nếu bạn đang trong trường hợp này, hãy thay một chiếc áo ngực mới phù hợp với hình dáng và kích thước hai bầu ngực, đồng thời có dây quai rộng bản, vừa giúp giữ áo ngực không bị xô, vừa có thể cân bằng phần mỡ ở hai bầu ngực nhé. Khi dây đep áo hay bị tuột xuống: Khi bạn mặc áo ngực mà dây đep áo hay bị tuột xuống có thể là do áo ngực quá lỏng hoặc do chọn sai kiểu áo. Kiểu áo ngực phải phù hợp theo từng dạng vai người. Thông thường có các dạng vai như: vai rộng, vai hẹp, vain gang, vai suôn… Với dạng vai suôn, các nhà sản xuất áo ngực thường thiết kế sao cho dây đeo áo không “bơi” ra phía ngoài vai mà thu vào phía trong để không dễ bị tuột xuống khỏi vai. Nhiều khi, áo ngực quá cũ, dây đeo áo ngực đã bị giãn thì cũng rất dễ bị tuột khỏi vai. Hãy thay cho mình một chiếc áo ngực mới để bảo vệ vòng 1 nhé. 5. Giặt áo ngực bằng máy và sấy bằng máy sấy Giặt bằng máy giặt khiến áo ngực dễ bị biến dạng và nhanh hỏng. Nhất là dây áo sẽ nhanh chóng bị giãn trong thời gian ngắn. Còn nếu bạn làm khô áo bằng cách dùng máy sấy với nhiệt độ cao thì làm biến dạng độ đàn hồi áo ngực, giảm rất nhiều tác dụng nâng đỡ của áo. Cách tốt nhất để giữ áo ngực không bị dão chảy và nhăn nhúm là giặt nhẹ nhàng bằng tay và đóng móc khóa lại để không bị vướng vào các trang phục khác trong khi giặt. Cách giặt áo ngực đúng cách: – Cho áo ngực vào một chiếc chậu nhỏ hay bồn nước ấm. Sau đó, thêm một lượng bột giặt phù hợp và khuấy cho tan rồi ngâm trong vòng từ 30-45 phút. – Sau đó, hãy nhẹ nhàng giũ áo ngực lên xuống nhiều lần để phần chất bẩn được trôi ra. Nhẹ nhàng dùng ngón tay của bạn để cọ xát vào phần quả ngực. Hãy chú ý đến những phần tiếp xúc nhiều với cơ thể như phần gọng, quai… – Xả nhiều lần với nước sạch dưới vòi nước. Nếu bạn muốn áo ngực mềm và thơm, hãy xả với nước xả vải trong vòng 20 phút (nhưng không nên xả quá nhiều nước xả vải) – Khi phơi, thay vì vắt xoắn nước hãy lồng 2 quả áo ngực vào nhau và bóp nhẹ nhàng phần nước dư thừa. Phơi áo ngực ở nơi thoáng mát và sử dụng kẹp để cố định quần quai áo thay vì cách treo dây áo vì sẽ nhanh chóng làm dãn dây áo.