Những thói xấu cần tránh của dân văn phòng nếu không muốn bị mọi người ghét

  1. Tác giả: LTTK CTV16
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Những thói xấu cần tránh của dân văn phòng nếu không muốn bị mọi người ghét mình tổng hợp và chia sẻ dưới đây hẳn là các bạn dân văn phòng tiếp xúc rất nhiều rồi phải không? Cùng nhìn lại và rút kinh nghiệm cho bản thân mình nhé, đặc biệt là những bạn mới vào công ty làm nha!
    • Nói chuyện điện thoại quá to
    Ôi, vấn đề muôn thuở và cũng là một trong những vấn đề dễ “gây ghét” nhất trong văn phòng. Một ngày, một nhân viên văn phòng bình thường có thể nhận hoặc thực hiện hàng chục cuộc điện thoại với khách hàng, đồng nghiệp, người quen, gia đình… Bạn thử để ý lại nhé, nếu mà bạn cứ “oang oang” nói chuyện hết sức tự nhiên và gây ồn ào thì những đồng nghiệp của bạn sẽ cảm thấy khó chịu như thế nào? Đặc biệt là vào những ngày công việc gấp, áp lực công việc cao hay những văn phòng nhỏ, âm thanh khuếch đại lớn … Vì thế, hãy chú ý và tiết chế lại giọng nói của mình nếu như bạn không muốn “hot” trong văn phòng nhé!

    [​IMG]

    • Đồ ăn gây mùi trong văn phòng
    Mình xin chia sẻ một câu chuyện thật. Văn phòng thuộc kiểu phòng ở chung cư, vì vậy văn phòng khá nhỏ và các phòng ban được bố trí liền nhau, ngồi cạnh nhau chứ không riêng rẽ theo từng khu, hay từng phòng. Cùng là vì ở cùng tòa khu chung cư nên mọi người thường có thói quen mang đồ ăn trưa đến công ty. Hậu quả là suốt khoảng thời gian buổi sáng, hay mỗi một giờ ăn trưa đến gần thì đều mang lại nỗi ám ảnh lớn cho những đồng nghiệp xung quanh nếu đồ ăn của một đồng nghiệp nào đó quá nặng mùi. Chưa kể, vì văn phòng nhỏ, phòng lại trang bị cửa kính, đóng 24/7 để sử dụng điều hòa, nên sau giờ ăn mà mùi vẫn bị giữ lại trong phòng rất lâu. Có một vài lần khách hàng hay đối tác đến làm việc với công ty sau giờ nghỉ trưa, nhìn biểu hiện khó chịu của họ mà mình chỉ muốn chui đầu xuống cái lỗ nào đấy.
    Vì thế, các bạn ơi, hãy lưu ý vấn đề này nhé. Nếu văn phòng bạn có phòng ăn riêng thì quá tốt rồi. Nếu không, thì hãy tập trung ăn trong phòng họp và nhớ mở cửa sổ để mùi thức ăn bay đi thay vì đóng cửa kính chặt và sử dụng điều hòa. Các bạn cũng không nên mang thức ăn có mùi quá đặc trưng như là mắm tôm, sầu riêng… đến văn phòng, vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến rất nhiều đồng nghiệp xung quanh nữa. Đồ ăn cũng cần phải để có nguyên tắc tại nơi quy định nha các bạn.

    [​IMG]

    • Không tôn trọng đời tư cá nhân của đồng nghiệp
    Có một số vấn đề rất nhỏ, nhưng lại gây hiềm khích hay sự khó chịu rất lớn đối với đồng nghiệp của bạn, nếu bạn không biết tôn trọng đời tư cá nhân của họ. Trong số đó có thể kể đến như:
    -Tự ý sử dụng đồ dùng trên bàn làm việc của đồng nghiệp và nhiều khi còn “quên” trả lại.
    -Tự ý sử dụng máy tính của người khác hay cố tình nhìn vào màn hình máy tính của họ khi họ đang làm việc.
    -Tự ý sử dụng điện thoại di động của đồng nghiệp hay nghe điện thoại cá nhân của đồng nghiệp khi họ không nhờ mình.
    -Tự ý ăn thức ăn trên bàn của đồng nghiệp.
    -Tự ý thay đổi không gian làm việc hay cách bày trí đồ dùng trên bàn của đồng nghiệp.
    -Hay “nhảy” vào chuyện cá nhân của đồng nghiệp và đưa ra đánh giá chủ quan của mình.

    [​IMG]

    • Cư xử mất lịch sự, làm việc thiếu chuyên nghiệp
    Ừm, các bạn cứ nghĩ cư xử mất lịch sự phải là những hành động tệ hại lắm. Nhưng, nhiều khi, những hành động vô tư đến thái quá của các bạn cũng rất làm mất lòng đồng nghiệp. Có thể kể đến:
    -Ké sát mặt vào màn hình máy tính của đồng nghiệp.
    -Đứng quá gần, khoác vai, chạm tóc… đồng nghiệp khi chưa thân thiết.
    -Ăn mặc quá sexy khi đi làm. Quần áo quá thời thượng và “ thiếu vải”.
    -Săm soi, sử dụng đồ dùng của đồng nghiệp.
    -Nói chuyện không giữ khoảng cách với đồng nghiệp trong khi bạn không hề biết là miệng bạn rất rau mùi.


    [​IMG]


    -Hắt hơi quá to và bắt nước bọt lung tung.
    -Khạc nhổ hay xì mũi trong khi ăn.
    -Để chân lên ghế.
    -Ngáp không che miệng.
    -Luôn luôn sai hẹn và không đúng giờ.
    -Sống bảo thủ và luôn đổ trách nhiệm lên đồng nghiệp nhưng lại cố tỏ ra là người luôn bận rộn và làm việc hết lòng vì người khác.
    -Thiếu tôn trọng sếp, xem thường đồng nghiêp, sống vô tổ chức.
    -Hút thuốc lá cạnh đồng nghiệp và vô tư phả khói thuốc lá về phía đồng nghiệp.
    -Cố tình kéo dài thời gian ăn trưa để rút ngắn thời gian làm việc hay kéo dài thời gian ngủ trưa tại văn phòng.

    [​IMG]

    -Luôn luôn chiếm của công thành của cá nhân.
    -Bàn làm việc quá bừa bộn, thường xuyên lấn chiếm không gian của đồng nghiệp khác.
    -Không có ý thức giữ gìn vệ sinh chung.
    -Thích đưa ra những đánh giá chủ quan với những đồng nghiệp khác.
    -Chế nhạo “hội đồng” một đồng nghiệp nào đó.
    Về vấn đề này, mình cũng xin chia sẻ một câu chuyện thực tế. Văn phòng mình có một bạn tuyến dưới mới chuyển về (bạn ấy là người Hàn Quốc). Bạn ấy thi thoảng nói chuyện điện thoại rất to, mỗi lần bạn nói chuyện điện thoại là các chị trong văn phòng thường nhìn nhau và “cười đểu”. Bạn ấy cũng biết lý do tại sao nhưng vẫn tiếp tục nói chuyện điện thoại rất to cho những lần tới nhưng thường vào phòng họp nghe để giảm độ ồn. Và bạn ấy vẫn tiếp tục bị các đồng nghiệp khác trong văn phòng cười một cách chế nhạo, rồi đem bạn ấy ra bàn tán, chế giễu mỗi khi nhắc vấn đề gì liên quan đến điện thoại. Rồi một ngày, một trong số các đồng nghiệp hay cười nhạo bạn kia cũng nhận điện thoại, cuộc gọi nhận được cũng từ cùng một nơi với “bạn nói to” ở trên và chị ấy đã gắt lên rất nhiều lần, thậm chí đập bàn, đập ghế và nói chuyện thiếu văn hóa. Nhiều ngày sau, sự việc này vẫn lặp lại và chị ấy nói chuyện càng có xu hướng to dần lên. Lúc bấy giờ, mọi người mới hiểu được lý do. Đó là vì, khi nhận các cuộc gọi từ tuyến dưới gọi về văn phòng tổng, do đường truyền và tín hiệu sóng ở tuyến dưới rất yếu nên mặc dù anh/chị ở văn phòng nói rất to mà các anh chị tuyến dưới vẫn chưa nghe được. Và bạn ấy lại sử dụng tiếng Hàn để nói chuyện chứ không phải tiếng Anh, nên các chị trong văn phòng không hiểu được bạn ấy đang gặp phải vấn đề gì mà chỉ biết là bạn ấy đang nói chuyện rất to. Đây có lẽ là bài học cho các chị trong văn phòng mình và cũng là bài học cho các bạn đó nhé! Đừng vội đánh giá người khi bạn chưa nhìn được vấn đề một cách toàn diện. Cũng đừng chế nhạo dồng nghiệp khác theo kiểu “hội đồng” chỉ để mua vui cho bạn!
    • Nói xấu sau lưng đồng nghiệp
    Đừng lấy lòng đồng nghiệp bằng cách chú ý xem tật xấu của mọi người và biến nó thành tiêu điểm bàn tán với đồng nghiệp khác khi không có mặt họ. Một việc làm sai lầm và ngu dốt. Bởi vì, không có ai tin tưởng và trọng dụng bạn, khi bạn là một kẻ “ Có mặt người này nói xấu người khác”. Hãy học cách tôn trọng người khác, dù họ là ai.
    Khơi 1 đề tài để đồng nghiệp tán gẫu lúc rảnh rỗi cũng là 1 ý kiến không tồi, song tuy nhiên, sẽ thật sự mất điểm trong mắt sếp và đồng nghiệp nếu như bạn tán ngẫu quá nhiều. Đừng để mình thành “ bà Tám” trong mắt mọi người nhé.

    [​IMG]

    Ắt hẳn dân công sở chúng mình ai cũng đã một lần là “Ma mới” của một công ty nào đó. Truyền thống “Ma cũ bắt nạt ma mới” dường như chưa hề thay đổi trong nếp sống công sở chúng ta. Và “ma mới” cũng luôn là những người bị để ý và đánh giá nhiều. Vì vậy, nếu bạn nào đang là người mới thì càng cần phải để ý kỹ Những hành động cần tránh của dân văn phòng nếu không muốn bị mọi người ghét nhé!
    Chúc các bạn làm việc hiệu quả!