Ôn tập chương Dãy số. Cấp số cộng và cấp số nhân

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Tổng \(S_n=\dfrac{1}{2.5}+\dfrac{1}{5.8}+\dfrac{1}{8.11}+......+\dfrac{1}{\left(3n-1\right)\left(3n+2\right)}\) là:
    • \(\dfrac{n}{2\left(3n+2\right)}\)
    • \(\dfrac{3n}{2\left(3n+2\right)}\)
    • \(\dfrac{2n}{4\left(3n+2\right)}\)
    • \(\dfrac{n+1}{2\left(3n+2\right)}\)
    Hướng dẫn giải:

    \(S_n=\dfrac{1}{2.5}+\dfrac{1}{5.8}+\dfrac{1}{8.11}+......+\dfrac{1}{\left(3n-1\right)\left(3n+2\right)}\)
    \(=\dfrac{1}{3}\left(\dfrac{1}{2}-\dfrac{1}{5}\right)+\dfrac{1}{3}\left(\dfrac{1}{5}-\dfrac{1}{8}\right)+....+\dfrac{1}{3}\left(\dfrac{1}{3n-1}-\dfrac{1}{3n+2}\right)\)
    \(=\dfrac{1}{3}\left(\dfrac{1}{2}-\dfrac{1}{5}+\dfrac{1}{5}-\dfrac{1}{8}+......+\dfrac{1}{3n-1}-\dfrac{1}{3n+2}\right)\)
    \(=\dfrac{1}{3}\left(\dfrac{1}{2}-\dfrac{1}{3n+2}\right)\)
    \(=\dfrac{1}{3}.\dfrac{3n+2-2}{2\left(3n+2\right)}=\dfrac{n}{2\left(3n+2\right)}\).
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Ba số \(\dfrac{2}{b-a};\dfrac{1}{b};\dfrac{2}{b-c}\) lập thành một cấp số cộng. Khẳng định nào trong các khẳng định sau là khẳng định đúng ?
    • Ba số a, b, c theo thứ tự đó lập thành cấp số cộng.
    • Ba số a, b, c theo thứ tự đó lập thành một cấp số nhân.
    • Ba số b, a, c theo thứ tự đó lập thành một số cộng.
    • Ba số b, a, c theo thứ tự đó lập thành một cấp số nhân.
    Hướng dẫn giải:

    Ta có:
    \(\dfrac{2}{b}=\dfrac{2}{b-a}+\dfrac{2}{b-c}\Leftrightarrow\dfrac{1}{b}=\dfrac{1}{b-a}+\dfrac{1}{b-c}\) \(\Leftrightarrow\dfrac{1}{b}=\dfrac{2b-a-c}{\left(b-a\right)\left(b-c\right)}\)
    \(\Leftrightarrow\left(b-a\right)\left(b-c\right)=b\left(2b-a-c\right)\)\(\Leftrightarrow b^2=ac\).
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho tam giác ABC với ba góc A, B, C theo thứ tự lập thành một cấp số nhân với công bội q = 2. Số đo ba góc A, B, C là ?
    • \(\widehat{A}=\dfrac{\pi}{7};\widehat{B}=\dfrac{2\pi}{7};\widehat{C}=\dfrac{4\pi}{7}\)
    • \(\widehat{A}=\dfrac{\pi}{6};\widehat{B}=\dfrac{2\pi}{6};\widehat{C}=\dfrac{3\pi}{6}\)
    • \(\widehat{A}=\dfrac{\pi}{5};\widehat{B}=\dfrac{2\pi}{5};\widehat{C}=\dfrac{4\pi}{5}\)
    • \(\widehat{A}=\dfrac{\pi}{3};\widehat{B}=\dfrac{2\pi}{3};\widehat{C}=\dfrac{4\pi}{3}\)
    Hướng dẫn giải:

    Gọi số đo ba góc A, B, C lần lượt là x, y, z. Ta có \(y=2x,z=2y=2.2x=4x\).
    Áp dụng định lý tổng ba góc trong một tam giác ta có: \(x+2x+4x=\pi\Leftrightarrow7x=\pi\)\(\Leftrightarrow x=\dfrac{\pi}{7}\).
    Vậy \(\widehat{A}=\dfrac{\pi}{7};\widehat{B}=\dfrac{2\pi}{7};\widehat{C}=\dfrac{4\pi}{7}\).