Ôn tập chương III - Giải tích 12

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Sơ đồ chung các bài toán tích phân và ứng dụng
    [​IMG]

    2. Bảng công thức nguyên hàm của một số hàm số

    [​IMG]
    3. Các dạng nguyên hàm từng phần và cách chọn u, dv

    [​IMG]

    4. Các dạng nguyên hàm vô tỉ và các phép đổi biến số lượng giác hóa

    [​IMG]

    Bài tập minh họa
    Bài tập 1:
    Tìm các nguyên hàm sau:
    a) \(I = \int\limits {\left( {3x + 1} \right)\left( {x - 2} \right)} \,dx\).
    b) \(J = \int\limits {\left( {5{{\sin }^2}x - \sin x + 2} \right)\cos x} \,dx$\).

    Lời giải:
    a) \(I = \int\limits {\left( {3x + 1} \right)\left( {x - 2} \right)} \,dx\)
    \(I = \int\limits {\left( {3{x^2} - 5x - 2} \right)} \,dx = {x^3} - \frac{{5{x^2}}}{2} - 2x + C.\)

    b) \(J = \int\limits {\left( {5{{\sin }^2}x - \sin x + 2} \right)\cos x} \,dx$\)
    Đặt: \(t = \sin x \Rightarrow dt = \cos xdx\)
    Khi đó: \(J = \int\limits {\left( {5{t^2} - t + 2} \right)} \,dt = \frac{{5{t^3}}}{3} - \frac{{{t^2}}}{2} + 2t + C = \frac{5}{3}{\sin ^3}x - \frac{{{{\sin }^2}x}}{2} + 2\sin x + C.\)

    Bài tập 2:
    Tính các tích phân sau:
    a) \(I=\int_{1}^{3}x(3x+2lnx)dx.\)
    b) \(I=\int_{1}^{2}\frac{x^2+ln^2x}{x}dx.\)
    c) \(I = \int\limits_{\frac{{\sqrt 2 }}{2}}^1 {\frac{{\sqrt {1 - {x^2}} }}{{{x^2}}}dx} .\)

    Lời giải:
    a) \(I=\int_{1}^{2}3x^2dx+\int_{1}^{2}2xlnxdx\)
    Đặt \(I_1=\int_{1}^{2}3x^2dx; I_2=\int_{1}^{2}2xlnxdx\)
    \(I_1=\int_{1}^{2}3x^2dx=x^3\bigg |^2_1=7.\)
    \(I_2=\int_{1}^{2}lnxd(x^2)=(x^2lnx)\bigg|^2_1-\int_{1}^{2}xdx=4ln2- \frac{x^2}{2}\bigg|^2_1=4ln2-\frac{3}{2}.\)
    Vậy \(I=I_1+I_2=4ln2-\frac{11}{2}.\)

    b) Ta tách tích phân I như sau: \(I=\int_{1}^{2}\frac{x^2+ln^2x}{x}dx=\int_{1}^{2}xdx+\int_{1}^{2}\frac{ln^2x}{x}dx\)
    \(I_1=\int_{1}^{2}xdx=\frac{x^2}{2}\bigg|^2_1=\frac{3}{2}\)
    \(I_2=\int_{1}^{2}\frac{ln^2x}{x}dx\)
    Đặt \(t=lnx\Rightarrow dt=\frac{1}{x}dx\)
    Đổi cận: \(x=2\Rightarrow t=ln2;x=1\Rightarrow t=0\)
    \(I_2=\int_{0}^{ln2}t^2dt=\frac{t^3}{3}\bigg |^{ln2}_0=\frac{ln^32}{3}\)
    Vậy \(I=I_1+I_2=\frac{3}{2}+\frac{ln^32}{3}.\)

    c) \(I = \int\limits_{\frac{{\sqrt 2 }}{2}}^1 {\frac{{\sqrt {1 - {x^2}} }}{{{x^2}}}dx} .\)
    Đặt \(x = \cos t,t \in \left[ { - \frac{\pi }{2};\frac{\pi }{2}} \right] \Rightarrow dx = - \sin tdt\)
    Đổi cận: \(\left\{ \begin{array}{l} x = \frac{{\sqrt 2 }}{2} \Rightarrow t = \frac{\pi }{4}\\ x = 1 \Rightarrow t = 0 \end{array} \right.\)
    Khi đó:
    \(\begin{array}{l} I = - \int\limits_{\frac{\pi }{4}}^0 {\frac{{\sqrt {1 - {{\cos }^2}t} .\sin t}}{{{{\cos }^2}t}}dt} = \int\limits_0^{\frac{\pi }{4}} {\frac{{\left| {\sin t} \right|.\sin t}}{{{{\cos }^2}t}}dt} \\ = \int\limits_0^{\frac{\pi }{4}} {\left( {\frac{1}{{{{\cos }^2}t}} - 1} \right)dt} = \left. {\left( {\tan t - t} \right)} \right|_0^{\frac{\pi }{4}} = 1 - \frac{\pi }{4}. \end{array}\)

    Bài tập 3:
    Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số y = x2 + x, trục hoành và hai đường thẳng x = 0, x = 1.

    Lời giải:
    Diện tích hình phẳng cần tính là: \(S=\int_{0}^{1}\left | x^2+x \right |dx\)
    Với \(x\in [0;1]\Rightarrow S=\int_{0}^{1}(x^2+x)dx\)
    Suy ra \(S=(\frac{x^3}{3}+\frac{x^2}{2})\bigg |^1_0=\frac{5}{6}.\)
    Vậy \(S=\frac{5}{6}\).

    Bài tập 4:
    Cho hình phẳng giới hạn bởi các đường \(y = \frac{1}{{1 + \sqrt {4 - 3{\rm{x}}} }},y = 0,x = 0,x = 1\) quay quanh trục Ox. Tính thể tích V của khối tròn xoay tạo thành.

    Lời giải:
    Thể tích cần tìm: \(V = \pi \int\limits_0^1 {\frac{{dx}}{{{{\left( {1 + \sqrt {4 - 3x} } \right)}^2}}}}\)
    Đặt:\(t = \sqrt {4 - 3x} \Rightarrow dt = - \frac{3}{{2\sqrt {4 - 3x} }}dx \Leftrightarrow dx = - \frac{2}{3}tdt\left( {x = 0 \Rightarrow t = 2;x = 1 \Rightarrow t = 1} \right)\)
    Khi đó:
    \(\begin{array}{l} V = \frac{{2\pi }}{3}\int\limits_1^2 {\frac{t}{{{{\left( {1 + t} \right)}^2}}}dt} = \frac{{2\pi }}{3}\int\limits_1^2 {\left( {\frac{1}{{1 + t}} - \frac{1}{{{{\left( {1 + t} \right)}^2}}}} \right)dt} \\ = \left. {\frac{{2\pi }}{3}\left( {\ln \left| {1 + t} \right| + \frac{1}{{1 + t}}} \right)} \right|_1^2 = \frac{\pi }{9}\left( {6\ln \frac{3}{2} - 1} \right). \end{array}\)

    Theo LTTK Education tổng hợp