Phân loại phương pháp giải nhanh đại cương về kim loại

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho 5,1 gam hai kim loại Al và Mg tác dụng với HCl dư thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của Al là:
    • 52,94%
    • 47,06%
    • 32,94%
    • 67,06%
    Hướng dẫn giải:

    Áp định luật bảo toàn electron: Σe nhường =Σ e nhận
    27.nAl +24.nMg =5.1 (1)
    3.nAl +2.nMg =2.nH2 (2)
    Giải hệ hai phương trình (1) và (2), ta có nAl =nMg =0,1
    Thành phần phần trăm theo khối lượng của nhôm là: %Al =52,94%
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Thể tích dung dịch HNO31M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn 18 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu trộn theo tỉ lệ mol 1 : 1 là: (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)
    • 1,0 lít
    • 0,6 lít
    • 0,8 lít
    • 1,2 lít
    Hướng dẫn giải:

    nFe = nCu = 0,15 mol
    Do thể tích dung dịch HNO3 cần dùng ít nhất → muối tạo thành gồm Fe2+ và Cu2+
    Fe → Fe2+ + 2e N+5 +3e → N+2
    0,15 0,03 0,06 0,02
    Cu → Cu2+ + 2e
    0,15 0,03
    nHNO3 =4nNO = 0,08 => VHNO3 = 0,8 lít
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Hòa tan 9,6 gam Cu vào 180 ml dung dịch hỗn hợp HNO31M và H2SO40,5M, kết thúc phản ứng thu được V lít (ở đktc) khí không màu duy nhất thoát ra, hóa nâu ngoài không khí. Giá trị của V là:
    • 1,344 lít
    • 4,032 lít
    • 2,016 lít
    • 1,008 lít
    Hướng dẫn giải:

    nCu = 0,15 mol ; nNO3– = 0,18 mol ; nH+= 0,36 mol
    H+ phản ứng hết, Cu và NO3- đều dư
    3Cu + 8H++ 2NO3–→ 3Cu2++ 2NO + 4H2O
    0,36 0,09
    → VNO = 0,09*22,4 = 2,016 lít
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO40,5M và NaNO30,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là:
    • 360 ml
    • 240 ml
    • 400 ml
    • 120 ml
    Hướng dẫn giải:

    nFe = 0,02 mol ; nCu = 0,03 mol → ne nhường = 0,02.3+ 0,03.2 = 0,12 mol ;
    nH+= 0,4 mol ; nNO3– = 0,08 mol (Ion NO3–trong môi trường H+có tính oxi hóa mạnh như HNO3)
    - Bán phản ứng: NO3–+ 3e + 4H+→ NO + 2H2O
    0,08 0,24
    Vì ne nhường < ne nhận => Kim loại phản ứng hết, dư axit và NO3-
    → nH+dư = 0,4 – 0,16 = 0,24 mol → Σ nOH–(tạo kết tủa max) = 0,24 + 0,02.3+ 0,03.2 = 0,36 → V = 0,36 lít hay 360 ml
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO31M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là:
    • 1,92 gam
    • 3,20 gam
    • 0,64 gam
    • 3,84 gam
    Hướng dẫn giải:

    nFe = 0,12 mol → ne nhường = 0,36 mol; nHNO3= 0,4 mol → ne nhận = 0,3 mol
    - Do ne nhường > ne nhận → Fe còn dư → dung dịch X có Fe2+và Fe3+
    - Các phản ứng xảy ra là:
    Fe + 4HNO3→ Fe(NO3)3+NO + 2H2O
    0,1 0,4 0,1
    Fe (dư) + 2Fe3+→ 3Fe2+
    0,02 0,04
    Cu + 2Fe3+(dư) → Cu2++ 2Fe2+
    0,03 0,06
    → mCu = 0,03.64 = 1,92 gam
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Hoà tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
    • 38,34 gam
    • 34,08 gam
    • 106,38 gam
    • 97,98 gam
    Hướng dẫn giải:

    nAl = 0,46 mol → ne nhường = 1,38 mol ; nY = 0,06 mol ;MY = 36
    - Dễ dàng tính được nN2O = nN2= 0,03 mol → ne nhận = 0,03.(8 + 10) = 0,54 mol < ne cho → dung dịch X còn chứa muối NH4NO3
    => nNH4+= 0,105 mol
    - Vậy mX = mAl(NO3)3+ mNH4NO3= 0,46.213+ 0,105.80 = 106,38 gam
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho a gam hỗn hợp bột các kim loại Ni và Cu vào dung dịch \(AgNO_3\) dư, khuấy kĩ một thời gian cho đến khi phản ứng kết thúc, thu được 54 gam kim loại.
    Mặt khác, cũng cho a gam hỗn hợp bột các kim loại trên vào dung dịch \(CuSO_4\) dư, khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc, thu được kim loại có khối lượng bằng (a + 0,5) gam. Giá trị của a là :
    • 13,5 g
    • 15,5 g
    • 18,6 g
    • 20,4 g
    Hướng dẫn giải:

    01.jpg
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Hai lá kim loại cùng chất, có khối lượng bằng nhau : Một được ngâm vào dung dịch \(Cd\left(NO_3\right)_2\); một được ngâm vào dung dịch \(Pb\left(NO_3\right)_2\). Khi phản ứng, kim loại đều bị oxi hóa thành ion kim loại 2+. Sau một thời gian, lấy các lá kim loại khỏi dung dịch thì thấy khối lượng lá kim loại ngâm trong muối cađimi tăng thêm 0,47%; còn khối lượng lá kim loại kia tăng thêm 1,42%. Giả thiết rằng trong hai phản ứng trên khối lượng hai kim loại tham gia phản ứng là như nhau.
    Kim loại đã dùng là :
    • Zn
    • Fe
    • Cu
    • Mg
    Hướng dẫn giải:

    Kí hiệu kim loại đó là M, số mol M phản ứng là x; khối lượng M ban đầu là m(g)
    01.jpg
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪