Phân tích bài thơ Ánh Trăng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Đề bài: Phân tích bài thơ Ánh Trăng

    BÀI LÀM
    Nguyễn Duy sinh năm 1948, quê ở thành phố Thanh Hóa. Nguyễn Duy gia nhập quân đội. Nguyễn Duy được trao giải nhất thơ của báo văn nghệ. Nguyễn Duy có nhiều sáng tác nghệ thuật khá nổi bật và đạt được nhiều giải thưởng cao quý. Tiêu biểu như bài thơ " Ánh Trăng" được sáng tác 1978. Bài thơ như một lời tâm sự, nhắc nhở thấm thía về thái độ sống tình cảm với thiên nhiên, quá khứ nghèo khó, gian lao tình nghĩa.
    Hai khổ thơ đầu là sự hồi tưởng, hồi tưởng về vầng trăng tuổi thơ, vầng trăng thời chiến tranh.

    "Hồi nhỏ sống với đồng
    với sông rồi với bể
    hồi chiến tranh ở rừng
    vầng trăng lị thành tri kỉ."
    Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn. Nguyễn Duy đã diễn tả cả một thời niên thiếu lúc trưởng thành của con người. Hai câu thơ đầu có cách gieo vần đặc sắc ( vần lưng) sông – đồng cùng điệp từ "với" nhằm diễn tuổi thơ bao la hạnh phúc. Tuổi thơ ấy được cảm nhận quấn quít chia sẻ cảm thông từ vẻ đẹp của thiên nhiên, được ngắm trăng trên cánh đồng quê, dòng sông, bãi bể. Khổ thơ nhẹ nhàng đưa người đọc lần về quá khứ. Điệp từ hồi ở đầu câu thơ 1 – 3 làm cho khổ thơ như có một chỗ dừng chân, cái dừng chân giữa danh giới của ấu thơ, lúc trưởng thành. Đồng thời người dẫn đường chỉ nối cho dòng suy nghĩ hồi tưởng ấy chính là ánh trăng. Trăng trở lên thân thiết với con người vì trăng là hình ảnh của thiên nhiên, hồn nhiên tươi mát là trò chơi tuổi thơ là ước mơ trong sáng, là niềm vui bầu bạn với thiên nhiên trong lành.

    “Trần trụi với thiên nhiên
    hồn nhiên như cây cỏ
    ngỡ không bao giờ quên
    cái vầng trăng tình nghĩa.”
    Theo dòng hồi tưởng của tác giả khổ hai như lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của con người: Trần trụi tình nghĩa.
    Vầng trăng hiện lên với vẻ đẹp hoang sơ, gần gũi. Trăng hồn nhiên như trẻ thơ, trăng chân thành như bạn hữu, biện pháp tu từ so sánh, cùng từ Hán Việt làm nổi bật chất hồn nhiên của người lính những năm tháng ở rừng khiến ta thấy rõ tình cảm gắn bó giữa trăng và người lính. Vầng trăng là biểu tượng đẹp của những năm tháng ấy trở thành vầng trăng tình nghĩa. Nghĩa là trăng và người không những là những người hiểu nhau mà cùng chia ngọt sẻ bùi đồng cam cộng khổ. Từ "ngỡ" trong lời thơ để diễn tả một sự ngỡ ngàng nhưng nhằm khẳng định một lần nữa tình trăng và người.
    Bài thơ mang dáng dấp một câu truyện nhỏ kể theo trình tự thời gian, do đó dòng cảm nghĩ chữ tình của nhà thơ cũng theo dòng tự sự này mà bộc lộ. Sau chiến thắng về thành phố.

    “Từ hồi về thành phố
    quen ánh điện, cửa gương
    vầng trăng đi qua ngõ
    như người dưng qua đường. ”
    Hoàn cảnh sống thay đổi con người cũng đổi thay:"ánh điện, cửa gương" tượng trưng cho cuộc sống đầy đủ sung túc. Dần dần cái vầng trăng tình nghĩa bị lãng quên – trăng hoàn toàn xa lạ với con người bởi vầng trăng đó là giấu ấn cho những năm tháng gian khổ là tình bạn tình đồng chí được hình thành từ những năm tháng gian khổ đó. Hình ảnh trăng được nhân hóa so sánh và bây giờ thành người "dưng". Vầng trăng tình nghĩa của ngày xưa không còn vẹn nguyên nữa thậm chí còn đáng trách hơn – nó chỉ là người khách qua đường xa lạ bởi tình cảm con người đâu còn son sắc thủy chung?
    Theo dòng diễn biễn của tác giả. Sự việc bất thường ở khổ thơ ta chính là bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc thể hiện chủ đề tác phẩm.

    “Thình lình đèn điện tắt
    phòng buyn đinh tối om
    vội bật tung cửa sổ
    đột ngột vầng trăng tròn."
    Tình huống đời thường xảy ra. Thình lình đèn điện tắt… đột ngột vầng trăng tròn. Các từ vội đột ngột gợi ra tâm trạng đột biến của con người để nhận ra sự thật. Tác giả không đơn thuần nói về hình ảnh trăng tròn mà nói về sự tràn đầy tình nghĩa của trăng, trăng vẫn thủy chung trang trọng với người bạn năm xưa.
    Chính sự xuất hiện đột ngột trong bối cảnh ấy vầng trăng bất ngờ tự nhiên gợi lại hai kỉ niệm nghĩa tình, vầng trăng làm vừa dậy tài chí con người bao kỉ niệm của những năm tháng gian lao bao hình ảnh của thiên nhiên đất nước bình dị hiện hữu vầng trăng đã đánh thức những gì con người đã lãng quên.

    “Ngửa mặt lên nhìn mặt
    có cái gì rưng rưng
    như là đồng, là bể
    như là sông, là rừng”.
    Hiện tại đối mặt với vầng trăng, người ngắm trăng suy ngẫm bâng khuâng diễn tả nỗi xúc động không nói bằng lời trước tình nghĩa thủy chung của trăng khiến con người phải xúc động. Tình cảm dường như lén lại nhưng cứ trào ra đến thổn thức, xót xa cấu trúc thơ song hành cùng biện pháp tu từ so sánh và nhịp thơ hối hả dâng trào. Bao kỉ niệm ùa về khi tâm hồn gắn bó tran hòa với thiên nhiên với vầng trăng xưa, với đồng với bể, với sóng với rừng đồng thời vầng trăng cũng nhắc nhở con người đừng bao giờ quên những năm tháng ấy.
    Đừng quên tình bạn, đồng chí, đừng quên những năm tháng gian lao thử thách.

    “Trăng cứ tròn vành vạnh
    kể chi người vô tình
    ánh trăng im phăng phắc
    đủ cho ta giật mình… ”
    Khổ thơ cuối mang tính hàm nghĩa độc đáo nơi tập chung nhất ý nghĩa biểu tượng vầng trăng thể hiện chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí. Khổ thơ kết lại bằng hai vế đối lập song song.
    " Trăng cứ tròn vành vạnh"
    Như tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ vẹn nguyên chẳng thể phai mờ. Ánh trăng im phăng phắc – nhân chứng nghĩa tình nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và chúng ta. Con người có thể vô tình lãng quên nhưng thiên nhiên nghĩa tình quá khứ luôn tròn đầy bất diệt. Sự giật mình để đổi thay để trở về – trở về với chính mình tốt đẹp xưa kia đó là những giật mình để hoàn thiện hơn.
    Qua bài thơ Ánh Trăng ta hiểu và cảm nhận được tình tri kỉ giữa trăng và người cũng như là sự lãng quên nhanh chóng của con người còn trăng vẫn như xưa. Nhắc nhở ta sống luôn luôn nhớ về tình cảm xưa cũ không nên lãng quên bội bạc nhanh chóng dẫn đến sự tiếc nối, xấu hổ.