Phân tích bài thơ Bác ơi của Tố Hữu

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Phân tích bài thơ Bác ơi của Tố Hữu

    Bài làm:

    Hướng dẫn trả lời câu hỏi:
    Câu 1: Nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác Hồ qua đời được diễn tả: (4 khổ đầu)
    – “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”→ không gian thiên nhiên như hoà điệu với tâm trạng con người, biểu hiện một nỗi đau đớn, xót xa, tiếc thương vô hạn
    – “Con lại lần theo lối sỏi quen”→ nhà thơ không đi mà lần từng bước đau đớn, bàng hoàng đến thẫn thờ, ngơ ngác không thể tin là Bác đã mất. Nỗi đau như tê dại con người
    – “Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa”→ Cảnh vật xung quanh cũng vắng lạnh
    – “Phòng lặng,/ rèm buông,/ tắt/ ánh đèn !→ nhịp thơ như chẻ nát ra như tấm lòng của con người: nát tan, đau đớn
    – Không còn dáng Người đứng bên thang gác. Khoâng còn bóng Người đi hôm sớm quanh hồ
    → Tất cả như thừa ra, trở nên cô đơn, côi cút ; cũng thừa ra cả hương thơm của đoá nhài, vị ngọt, sắc vàng của trái bưởi
    – Tang tóc lớn lao quá đến mức gần như là không thật, không thể tin được nên phải tự hỏi: “Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!”

    “Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
    …………………………………
    Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười”

    → Cảnh vật tươi đẹp , tin chiến thắng không thể làm dịu nỗi đau đớn này
    => Cuộc đời càng đẹp đẽ, hấp dẫn thì sự ra ñi của Bác càng gợi bao đau xót, nhức nhối tâm con mỗi con người.

    Câu 2: Hình tượng Bác Hồ (6 khổ tiếp theo)
    + Bác chưa bao giờ được thảnh thời: vì lúc nào cũng sâu nặng “nỗi thương đời”→ mà cội nguoàn là từ một trái tim mênh mông: “Ôm cả non sông, mọi kiếp người”
    → Đó là tình cảm yêu nước, nỗi lo lắng cho vận mệnh của đất nước, là tình thương người , trước hết là thương xót, cảm thông với những người đau khổ, bất hạnh như Bác đã từng nói: “Góp nối đau khổ của mỗi người , của mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của riêng tôi”. Nỗi đau khổ và lo lắng của Bác đã vượt lên trên khuôn khổ đời thường
    + Tình thương của Bác gắn liền với lí tưởng và lẽ sống:

    “Tự do cho mỗi người nô lệ
    “Sữa để em thơ , lụa tặng già”

    → Bác quan tâm, chăm sóc đến từng cá nhân, từng con người cụ thể

    “Bác nghe từng bước trên tiền tuyến
    Lắng mỗi tin mừng, tiếng súng xa”

    → quan tâm tới mảnh đất phương Nam đau thương, anh dũng – một phần máu thịt của ñaát nước

    – “Vui mỗi mầm non, trái chín cành
    Vui tiếng ca chung hoà bốn biển”

    → Niềm vui của Bác cũng đi từ những cái nhỏ bé, bình thường đến những cái lớn lao, cao cả, từ sự sống của từng sự vật đến cuộc soáng chung, hạnh phúc của cả loài người. Cả cuộc đời này Bác hi sinh, phấn đấu để đất nước được độc lập, đồng bào có tự do
    – “Nâng niu tất cả chỉ quên mình” → sự vĩ đại của Bác là ở lẽ sống
    + Bác vĩ đại mà giản dị, gần gũi, khiêm nhường

    – ‘Bác để tình thương cho chúng con
    …………………………………..
    Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”

    → Tấm lòng quên mình vì dân, vì đất nước, cùng với cuộc sống giản dị không hề phô trương, không màng danh lợi, khiến cho Bác sống mãi trong lòng nhân dân.Hơn cả một anh hùng, Bác là một người hiền – hiểu theo nghĩa một nhân cách kết tinh toàn bộ những phẩm chất tốt đẹp của bản tình con người
    Câu 3: Cảm nghĩ của mọi người Việt nam trước sự ra đi của Bác (3 khổ cuối)
    – Buổi hoàng hôn chia li – thời gian hiện thực của bài thơ, khi nhà thơ về khu vườn ướt lạnh tìm dấu những kỉ niệm về Bác, đến đây đã nâng lên thành thời gian lịch sử, thành buổi chiều đau xót “nghìn thu’

    “Ôi Bác Hồ ơi: những xế chiều
    ………………………………
    Nghĩa nặng lòng không dám khóc nhiều”

    → Nén đau thương để tiếp tục đánh giặc
    – Bác đã nhập vào hàng ngũ của những người bất tử: “Bác đã lên ……tiến lên”
    – Khẳng định quyết tâm, trọn đời đi theo con đường của Bác đã vạch cho dân tộc “ Yêu Bác ………. Trường Sơn”

    4. Ý nghĩa văn bản:
    Bài thơ Bác ơi! là điếu văn bi hùng thể hiện niềm tiếc thương vô hạn, đồng thời đúc kết những suy nghĩ, chiêm nghiệm sâu sắc về con người và cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh.