Đề bài: Phân tích bài thơ “Đàn ghi-tar của Lor ca” của Thanh Thảo Bài làm: Thanh Thảo là nhà thơ nổi tiếng với phong cách riêng. Ông thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành từ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ngay từ những tác phẩm đầu tiên, ông đã tạo được giọng điệu riêng của bản thân. Những tác phẩm của ông luôn đổi mới, sáng tạo những cách biểu đạt qua hình thức câu thơ tự do, mang đến cho người đọc một mĩ cảm hiện đại bằng thi ảnh và ngôn từ mới mẻ, phong phú. Tác phẩm tiêu biểu cho kiểu tư duy ấy là Đàn ghi ta của Lorca. Bài thơ được mở đầu rất độc đáo: Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn. Đây chính là di nguyện của Lorca, một di nguyện vừa cao thiệng nhưng cũng rất thiêng liêng. Mong muốn suốt đời của Lorca là không muốn là cái bóng ngăn trở sự phát triển của những tài năng mới, tài năng trẻ của đất nước. Người nghệ sĩ có cái tâm rất lớn, suốt đời hi sinh cho nghệ thuật và đấu tranh với phát xít hung tàn. Cái chết của người nghệ sĩ tài năng của nhiều phẩm chất tốt ấy cũng gắn liền với cây đàn ghi ta, khiến cho Thanh Thảo xúc động mà viết nên tác phẩm này. Bài thơ được trình bày một cách khá táo bạo, không viết hoa đầu câu khiến cho người đọc cảm nhận sự liền mạch của từng câu chữ, của cảm xúc dường như không có điểm dừng. Thanh Thảo khiến ta liên tưởng đến một bản đàn ngân vang với âm thanh li-la mênh mang dìu dặt vút cao chắp cánh đưa người nghệ sĩ bay vút lên trời cao, bỏ lại những đen tối và bất công: Những tiếng đàn bọt nước Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt li- la- li-la- li- la đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chuếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn Từng câu thơ mang nhiều sức gợi, khiến người đọc liên tưởng tới một đất nước tươi đẹp, làm say lòng người với tiếng ghita và những vũ nữ digan da rám nắng, cùng những vũ khúc flamenco cháy bỏng, những trận đấu bò rực lửa và danh dự của người kiếm sĩ. Và không thể không nhắc đến những miền thảo nguyên bao la xanh bóng nắng. Ở giữa những miền nắng gió ấy, Lorca hiện lên ngời sáng trong thơ. Sự chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang thị giác tạo nên “ tiếng đàn bọt nước” đầy biến ảo. Khi thì tròn to, khi lại thổn thức phập phồng vớ ra tức tưởi, như để dự báo cho những khó khăn trắc trở phía trước mà người nghệ sĩ sắp phải đón nhận. Màu áo choàng đỏ gắt phía sau tiếng đàn bọt nước ấy chính là tượng trưng cho những trận đấu bò sinh tử. Có lẽ đấu trường bò tót được đặt ngay ở sự chuyển gam màu thơ của Thanh Thảo chính là một đấu trường chính trị ngột ngạt căng thẳng đẫm máu của Tây Ban Nha thời bấy giờ. Không biết rằng màu áo của kiếm sĩ đỏ gắt lên, hay chính nền chính trị phát xít đang thiêu đốt tự do, kìm hãm sự phát triển của một nền nghệ thuật đang dần già cỗi. Đây chính là một trận chiến lớn. Một bên là khát vọng dân chủ của nhân dân và một bên là khát vọng dân chủ của Lorca cùng với nhân dân và nền chính trị độc tài, phát xít. Ngay từ đầu, những điều đặc trưng nhất của Tây Ban Nha đã được nhà thơ gợi ra một cách khéo léo. Màu áo choàng đỏ gắt chính là tượng trưng cho sự độc đáo trong văn hóa và đời sống của con người Tây Ban Nha. Lorca, một nghệ sĩ đơn độc, tự do được hiện ra bằng những nét chấm phá. Hình ảnh áo choàng đỏ gắt khiến ta hình dung đến môn đấu bò tót, nét văn hóa tiêu biểu của Tây Ban Nha, khiến cho chúng ta hình dung rõ rệt về Lorca. Những chàng đấu sĩ mặc chiếc áo choàng đỏ nổi bật trên vai và mảnh vải đỏ trong tay, cùng sự khéo léo, dũng cảm đã hạ gục những chú bò tót to lớn và hung dữ. Ấy vậy mà cảm xúc từ sự sống bừng bừng đột ngột chuyển sang cái chết bi thảm chỉ trong giây lát, một sự nghiệt ngã đến kinh hoàng. Tây Ban Nha hát nghêu ngao Bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ Lorca bị điệu về bãi bắn Chàng đi như người mộng du Tiếng ghita nâu Bầu trời cô gái ấy Tiếng ghi ta lá xanh biết mấy Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan Tiếng ghi ta ròng ròng Máu chảy Những câu thơ nói lên cái chết của Lorca, khiến cho người đọc bị ám ảnh. Tác giả sử dụng những điệp từ, điệp ngữ cùng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, tượng trưng đã nghĩa và đối lập, làm bật lên cái bi kịch của Lorca. Đoạn thơ nổi bật sự đối lập giữa khát vọng tự do của người nghệ sĩ với sự tàn ác của bọn phát xít, giữa sự lạc quan yêu đời với hiện thực đẫm máu. Sự sống của Lorca bỗng nhiên tắt ngấm của hình ảnh rùng rợn: áo choàng bê bết đỏ. Lorca bị bắn, máu chảy thành dòng rướm vào áo choàng và cây đàn ghi ta. Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy, tưởng như linh hồn của Lorca, một hình ảnh gây ấn tượng và ám ảnh sâu sắc. Từng câu chữ trong tác phẩm như tạo nên một hình khối, một dòng máu chảy, nêu bật được ý nghĩa của tiếng đàn ghi ta ở từng thời điểm khác nhau. Sự bất tử trong tiếng đàn của Lorca còn biểu hiện ở những khổ thơ cuối. Có lẽ Thanh Thảo rất khâm phục Lorca. Từng so sánh là một phép ẩn dụ về cái đpẹ, tình yêu,nỗi đau,… tương ứng với tiếng đàn ghi ta. Từng câu thơ như tiếng nấc, có âm điệu ngắt quãng như tiếng khóc thổn thức nghẹn ngào: Không ai chôn cất tiếng đàn Tiếng đàn như cỏ mọc hoang Giọt nước mắt Vầng trăng long lanh trong đáy giếng Đường chỉ tay đã đứt Dòng sông rộng vô cùng Lor- ca bơi sang ngang Trên chiếc ghita màu bạc Chàng ném lá bùa cô gái Di-gan Vào xoáy nước Chàng ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt li-la-li-la-li-la…. Vì quá thương tiếc, nhà thơ dùng những hình ảnh ẩn dụ cho cái chết của Lorca. Không ai chôn cất tiếng đàn, cũng như hành động ném lá bùa chính là sự giã từ vĩnh viễn của Lorca. Tiếng đàn cứ thế vang vọng mãi, không ai có thể chôn cất tiếng đàn. Cái đẹp, cái nghệ thuật không gì có thể hủy diệt sẽ mãi sống và lan truyền mãi. Có thể nói, bài thơ Đàn ghi ta của Lorca là bài thơ mang đậm tính sáng tạo, giãi bày nỗi đau buồn và khát vọng yêu thương của nhân dân Tây Ban Nha. Từng câu chữ, nhịp điệu của bài thơ khiến cho người đọc vô cùng bị cuốn hút và ấn tượng sậu sắc.