Đề bài : Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận Bài làm: Huy Cận ( 1919- 2005) tên khai sinh là Cù Huy Cận, là một nhà thơ nổi tiếng xuất sắc của phong trào Thơ Mới. Thơ của ông được sáng tác theo hai giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng Tám. Bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” được viết sau cách mạng tháng Tám trong một chuyến đi thực tế của ông với tâm trạng vui tươi, hứng khởi. Ông đã thổi hồn vào bài thơ với một khung cảnh thật đẹp mắt về những người dân làng chài đánh cá. Huy Cận đã vẽ nên một bức tranh thật tinh tế về khung cảnh trước khi đoàn thuyền đánh cá chuẩn bị ra khơi, đó là cảnh hoảng hôn tuyệt đẹp: Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa, Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm cùng gió khơi. Tác giả đã tạo nên một khung cảnh sáng bừng lên như hòn lửa, đối lập với khung cảnh màn đêm đang dần buông xuống. Ở nơi biển cả, cảnh hoàng hôn cũng thật tuyện đẹp. Mặt trời lặn mà cứ ngỡ “ đang xuống biển”, sáng rực như hòn lửa, màn đêm ôm choàng lấy biển như chiếc cửa đang được cài then bằng từng con sóng. Và thời điểm đoàn thuyền đánh cá bắt đầu hoạt động đã đến. Sau hình ảnh hoàng hôn tuyệt đẹp là bức tranh về những người lao động hăng say qua tiếng hát “ căng buồm”, tiếng hát như hòa vào tiếng gió của biển khơi bao la: Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng Cá thu biển Đông như đoàn thoi Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng Đến dệt lưới ta đàn cá ơi. Người dân làng chài cùng nhau ca hát, ca ngợi sự giàu có, phong phú của biển cả, cùng với tâm trạng phấn chấn mong có một chuyến đi bội thu. Lời hát như lời động viên tinh thần mỗi người, cũng như là lời kêu gọi để cá lấp đầy khoang thuyền. Cảnh đánh cá cũng được tác giả miêu tả một cách tuyệt đẹp: Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng Ra đậu dặm xa dò bụng biển Dàn đan thế trận lưới vây giăng. Có lẽ chính tác giả đang hòa mình vào cùng đoàn thuyền, tham gia công cuộc đánh cá vất vả, gian nan. Tác giả miêu tả hình ảnh “ lái gió, buồm trăng, mây cao” mang hình ảnh vô cùng gần gũi với mọi người, khung cảnh đánh cá hùng vĩ như hiện ra trước mắt. Cùng với đó là sự ngưỡng mộ của tác giả khi kể tên những loài cá phong phú của biển khơi: Cá nhụ cá chim cùng cá đé Cá song lấp lánh đuốc đen hồng Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long. Từng loài cá được tác giả gọi tên lần lượt như những người bạn. Tác giả miêu tả hình ảnh “ đêm thở” như để khắc họa rõ nét khung cảnh lãng mạn của màn đêm nhưng rất vất vả, gian nan của người dân vùng biển. Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông. Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng. Khổ thơ này cảnh đánh cá đươc tác giả tái hiện rõ nét với những động tác chuyên nghiệp của những ngư dân đánh cá bằng nhịp thơ gấp gáp, khẩn trương. Khoảnh khắc mặt trời sắp lên, người dân cần phải nhanh chóng kéo lưới và thu về mẻ cá cuối cùng. Có thể nói, qua thơ Huy Cận, ta có thể hình dung ra cảnh tượng những người đánh cá điêu luyện nhưng cũng thật gian khổ. Câu hát căng buồm với gió khơi Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời Mặt trời đội biển nhô màu mới Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. Ở khổ thơ cuối Huy Cận lại dành để nói đến cảnh trở về sau một đêm lao động vất vả. Họ bắt đầu làm việc bằng những câu hát, và kết thúc trở về cũng bằng những câu hát. Có lẽ đó là những lời ca mà họ vẫn thường xuyên ca hát, để động viên tinh thần sau những giờ làm việc vất vả, hăng say. Hình ảnh “ đoàn thuyền chạy đua với mặt trời” như để khẳng định cuộc sống lao động hăng say, sự nhiệt huyết của con người có thể chiến thắng thiên nhiên, chiến thắng tất cả. Thật vậy, có thể nói bài thơ Đoàn thuyền đánh cá đã mang đến cho người đọc những ấn tượng vô cùng sâu sắc về khung cảnh đánh cá của những người dân làng chài. Cũng như để ca ngợi tinh thần hăng say lao động dù trong khó khăn của người dân đang ngày đêm âm thầm cống hiến cho đất nước.