Phân tích bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài thơ nằm ở cuối tác phẩm “Thanh Hiên thi tập”. Bài thơ nằm trong mạch cảm hứng chung của Nguyễn Du về những người phụ nữ tài sắc mà bất hạnh, đồng thời thuộc loại những bài thơ gởi gắm tâm sự của nhà thơ về số phận của bản thân có chỗ tương đồng với số phận những người phụ nữ tài sắc.

    Bài thơ thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du cho số phận bất hạnh của người phụ nữ tài sắc mà bạc mệnh đồng thời thể hiện niềm khao khát tri âm của nhà thơ.

    Phân tích:

    Câu 1 + 2: Tiếng thở dài của nhà thơ trước lẽ biến thiên của cuộc đời và nỗi niềm “thổn thức” của nhà thơ với Tiểu Thanh.

    Câu 3 + 4: Nỗi xót xa cho một kiếp tài hoa bạc mệnh.

    Câu 5 + 6: Niềm cảm thông, chia sẻ và đồng cảm của nhà thơ với những số kiếp tài hoa, bất hạnh.

    Câu 7 + 8: Tâm sự của nhà thơ: khao khát tri âm bởi nhà thơ chưa tìm thấy người đồng cảm với mình, cảm nhận rõ nỗi cô đơn trước cuộc đời hiện tại nên gửi gắm tâm sự cho hậu thế.

    Nghệ thuật:

    + Sử dụng tài tình phép đô”i và khả năng thông nhất những mặt đôi lập trong hình ảnh và ngôn từ.

    + Từ ngữ cô đọng, đậm chất triết lí.

    + Âm điệu thơ ai oán, xót xa, trầm lắng.

    Giá trị bài thơ:

    Bài thơ thể hiện vẻ đẹp đặc sắc của chủ nghĩa nhân đạo trong Nguyễn Du: không chỉ dành sự quan tâm, thương xót cho những số phận tài hoa bạc mệnh nói chung mà còn đặt ra vấn đề quyền sông của những người nghệ sĩ, bày tỏ sự tôn trọng của nhà thơ với những người đã tạo ra giá trị văn hóa tinh thần. Đây là một dấu hiệu tiến bộ trong giá trị nhân đạo của Nguyễn Du.

    Bài thơ giúp ta hiểu rõ quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Du đã toàn diện hơn: con người không chỉ cần điều kiện vật chất để tồn tại mà còn cần cả những giá trị tinh thần.