Đề bài : Phân tích bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng Bài làm: Chiến tranh đã đi qua để lại biết bao nhiêu đau thương, mất mát đối với dân tộc Việt Nam ta. Cùng với đó là những ký ức, những dấu aans không thể phai mờ trong tâm trí. Hình ảnh những người lính, những người anh hùng thầm lặng hy sinh, âm thầm ngã xuống đổi lấy nền độc lập tự do cho đất nước. Quang Dũng đã viết nên bài thơ Tây Tiến để nói về hình tượng những người lính bất tử trong lòng người dân Việt Nam, trải qua không biết bao nhiêu gian khổ. Mở đầu bài thơ là nỗi nhớ da diết của tác giả đến những năm tháng đã qua, những năm tháng đấu tranh ác liệt nơi chiến trường xưa, một tiếng gọi về quá khứ vô cùng tha thiết: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Những chàng trai Tây Tiến đều là những chàng trai Hà Thành, lên đường chiến tranh theo tiếng gọi của Tổ Quốc. Hai câu thơ cất lên như một tiếng gọi về quá khứ hào hùng mà tất cả đã cùng nhau trải qua.Sông Mã là con sông đã ghi dấu nhiều cuộc chiến tranh đổ lửa, cũng là hoài niệm về quá khứ của chính bản thân tác giả. Một nỗi nhớ chơi vơi, không thể gọi thành tên. Nỗi nhớ đó đã được Quang Dũng cụ thể hóa bằng hình ảnh còn vương vấn trong ký ức về vùng đất ấy: Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mấy súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. Những địa danh quen thuộc như Sài Khao, Mường Lát hiện lên, gợi đến những năm tháng đã qua. Từng câu thơ rất êm ái, nhẹ nhàng khiến người đọc cảm thấy sự lắng suâ trong tâm trí. Những năm tháng ấy, đoàn quân Tây Tiến hành quân ra trận giữa những làn sương khói mịt mờ, cái lạnh buốt len lỏi vào từng thớ thịt. Khung cảnh tưởng chừng lãng mạn, mênh mang sương khói nhưng cũng thật khắc nghiệt giữa núi rừng thăm thẳm. Sự kỳ vĩ, bao la của thiên nhiên đất trời hiện ra qua nét vẻ của tác giả, khiến người đọc có thể hình dung một cách rõ nét sự gian khổ trong cuộc chiến của đoàn quân. Với những từ ngữ nhằm nhấn mạnh ý thơ như “ khúc khuỷu, thăm thẳm” đã góp phần diễn tả được sự khó khăn của rừng núi. Chắc chắn đoàn quân đã phải vượt qua rất nhiều hiểm nguy của những ngọn núi mới đợi được đến ngày giành chiến thắng. Ở đây, hình ảnh đẹp đẽ, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc chính là hình ảnh “ súng ngửi trời”. Đây là một hình ảnh mang tính nghệ thuật rất cao, mang đến một khung cảnh nên thơ, trữ tình khác hẳn với chiến tranh ác liệt. Qua đó có thể nói rằng, mặc dù phải vượt qua mưa bom bão đạn nhưng đoàn quân của chúng ta vẫn rất lạc quan yêu đời. Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. Câu thơ này dường như lắng lại, mang đến cảm giác không vướng bận điều gì của những người lính. Mưa rơi nhẹ tênh, phủ trắng xóa núi rừng, phủ kín con đường mà đoàn quân của chúng ta đi qua. Đến khổ thơ tiếp theo, thiên nhiên tàn khốc được tác giả diễn tả rất đáng sợ: Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục bên súng mũ bỏ quên đời Tác giả đã phần nào nói lên được sự khắc nghiệt, đầy hiểm nguy của thiên nhiên núi rừng nơi đây. Rất nhiều những người chiến sĩ anh dũng đã phải bỏ mạng ở nơi đó, với những ước mơ của tuổi trẻ đag còn dang dở. Giọng thơ có chút gì đó lắng đọng, thể hiện sự thành kính với những người đã hi sinh. Dòng cảm xúc lắng đọng đó được tiếp nối bằng nỗi nhớ về những ngày tháng êm đềm đã qua cùng những con người nghĩa tình nơi đây: Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa. Những mái nhà tranh, làn khói trắng khi chiều muộn, cùng với mùa nếp xôi…tất cả những điều đó cứ như những thước phim quay chậm, quay mãi trong tâm trí những người lính Tây Tiến. Tiếp đến, đoàn quân Tây Tiến ngày càng hiền lên một cách rõ nét, chân thực hơn bao giờ hết: Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. Từng câu thơ rất chân thực về những người lính ấy. Tất cả những gian khổ, khắc nghiệt đã phải trải qua khiến cho những thanh niên, đều là người con Hà Thành ấy trở nên mạnh mẽ hơn. Dù “ không mọc tóc” nhưng cũng khiến cho quân giặc nhìn thấy phải sợ hãi. Những người lính ấy vẫn hiên ngang, mạnh mẽ chống lại quân thù và những gì khắc nghiệt của thiên nhiên mang lại. Và trong bão giông khắc nghiệt đó, họ vẫn không thôi mơ mộng. Bởi hơn ai hết, họ đều là những chàng trai Hà Thành trẻ trung, đầy sức sống, ở đâu đó có những người để họ nhớ thương, làm động lực để họ vượt qua gian khổ. Tinh thần lạc quan yêu đời của họ thật đáng trân trọng. Nhưng chiến tranh chắc chắn sẽ có những mất mát, những hi sinh không thể nói bằng lời: Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chắng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành. Từng người chiến sĩ đã ra đi, nằm lại với đất mẹ yêu thương, với những người đồng đội thân thiết. Tuy nhiên chắc chắn tuổi xuân của họ vẫn còn đó, họ hy sinh vì đất nước. Những con người thầm lặng ấy chắc chắn sẽ sống mãi trong lòng những người ở lại cho đến tận mai sau. Đây chắc chắn là đoạn thơ hào hùng, bi tráng nhất của cả bài thơ Tây Tiến. Có thể nói, Tây Tiến là bài thơ đặc sắc, gieo vào lòng người những cảm xúc khó quên. Bên cạnh đó, bài thơ còn thể hiện sự ngưỡng mộ, cảm phục của tác giả đối với những người lính Tây Tiến, và những gì chúng ta đã phải trả qua trong chiến tranh đầy đau thương đó.