Đề bài : Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu. Bài làm: Trong số những tác phẩm của nhà thơ Tố Hữu, nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, thì Việt Bắc là tập thơ hay nhất. Tập thơ viết về thời kỳ kháng chiến chống thức dân Pháp. Bài thơ cùng tên Việt Bắc trong tập thơ được gọi là tác phẩm đỉnh cao của Tố Hữu. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh chia ly tiễn biện giữa quân và dân ta tại căn cứ địa Việt Bắc sau kháng chiến chống Pháp. Được xem như lời tâm tình chứa chan củ Tố Hữu dành cho mảnh đất và con người nơi đây. Và đọc bài thơ, người đọc chắc chắn sẽ ấn tượng bởi bức tranh tứ bình được vẽ bằng thơ của Tổ Hữu. Đọc Việt Bắc có thể khẳng định rằng, điểm sáng xuyên suốt bài thơ chính là từ bức tranh tứ bình tuyệt đẹp của núi rừng Việt Bắc. Người đọc chắc chắn sẽ chìm đắm trong bức tranh nên thơ mà trữ tình ấy. Khổ thơ đầu được dạo đầu bằng câu đối đáp mình- ta: Ta về mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người. Tố Hữu biểu đạt tình cảm một cách vô cùng kín đáo và khéo léo. Ngôn từ gần gũi, nhẹ nhàng khiến cho người đọc cảm thấy rất rung động. Tưởng như Tố Hữu đang hỏi người khác nhưng thật ra là hỏi chính mình. Người đọc sẽ lần lượt từ đây khám phá nét đặc trưng của núi rằng Việt Bắc bốn mùa. Và để dẫn dắt người đọc cùng thưởng thức cảnh thiên nhiên Việt Bắc, Tố Hữu đã vẽ lên một bức tranh mùa đông ấm áp, yêu thương: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèn cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Hai câu thơ khiến cho người đọc ngẩn ngơ trước khung cảnh mùa đông nơi vùng cao Tây Bắc. Mùa đông qua thơ Tố Hữu không buồn, không ảm đạm trầm lắng mà lại rất ấm áp và tươi sáng. Hình ảnh hoa chuối đỏ tươi như điểm xuyết, làm sáng bừng lên khung cảnh rừng núi Việt Bắc vào mùa đông. Đây là nghệ thuật chấm phá rất đắc điệu của Tố Hữ. Giữa mùa đông, một chút ánh nắng hiếm hoi hắt vào con dao khiến cho con người nơi đây cảm thấy ấm áp, đầy hy vọng. Và rồi bức tranh mùa xuân ở núi rừng Việt Bắc hiện lên một cách trữ tình và nên thơ: Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. Hai câu thơ khiến cho ta liên tưởng đến khung cảnh mùa xuân êm dịu và ấm áp. Một bức tranh nên thơ, dịu nẹ với màu trắng hoa mơ, loài hoa được xem là loài hoa báo hiệu mùa xuân ở miền Tây Bắc. Bởi cứ vào độ xuân thì, đâu đâu cũng sẽ bắt gặp những con đường mang màu sắc ấy. Mùa xuân ở đây khiến cho tác giả nhớ ngay đến hình ảnh “ người đan nón chuốt từng sợi giang. Với động từ chuốt khéo léo và tinh tế thể hiện sự mềm mại, nhãn nại của người đan nón. Phải sâu sắc, yêu thương đến đâu Tố Hữu mới có thể nhìn ra được điều đó, sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người nơi đây. Tiếp đến là bức tranh mùa hè vô cùng sôi động: Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình. Giữa rừng phách nhuộm vàng bởi ánh nắng của mùa hè trên xứ sở vùng cao, một tiếng ve kêu đã khiến cho không gian trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Tiếng ve kêu như xé tan đi sự yêu tĩnh, đánh thức sự bình yêu của mùa đông. Giữa rừng núi bao la, bức tranh mùa hè chợt bừng sáng với sắc vàng của rừng phách. Và ở đây tiếp tục xuất hiện hình ảnh của con người, đó là cô gái hái măng tuyệt đẹp, khiến cho không gian thiên nhiên trở nên bớt hiu quạnh và có sức sống hơn. Bức tranh cuối cùng được Tố Hữu vẽ lên chính là bức tranh mùa thu êm đềm, dịu dàng hơn bao giờ hết: Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. Đến đây, có thể thấy mùa thu về trên vùng rừng núi Tây Bắc rất êm đềm với hình ảnh ánh trăng dịu dàng và thanh mát. Mùa thu dường như là mùa được thiên nhiên ưu ái nhất với sự viên mãn, vẹn tròn của ánh trăng. Ánh trăng ở đây không phải là ánh trăng bình thường, mà là trăng hòa bình, ánh trăng như người bạn tri kỷ đi soi sáng những người lính trong những năm tháng cách mạng khó khăn gian khổ. Ánh trăng chính là vẻ đẹp rất riêng của mùa thu Việt Bắc. Ánh trăng khiến cho tác giả bồi hồi nhớ người nào đó, nhớ tiếng hát ân tình mà thủy chung, son sắt. Chỉ với bốn cặp thơ ngắn gọn mà súc tích, bức trang bốn mùa của thiên nhiên Việt Bắc được khắc họa rõ nét, tràn đầy sức sống. Tố Hữu thật sự là một nhà thơ vô cùng tài hoa, với tình cảm sâu nặng của mình đã thổi hồn vào bài thơ, khiến cho bức tranh tứ bình trở nên sinh động, khắc sâu trong lòng người đọc những xúc cảm khó gọi thành tên.