Phân tích cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Đề bài: Phân tích cảm hứng lãng mạntinh thần bi tráng trong bài thơ “Tây Tiến”

    Bài làm:
    Nhà thơ Quang Dũng sinh năm 1921, mất năm 1988 tên thật là Bùi Đình Diệm, quê của ông ở làng Phượng Trì, Đan Phượng, Hà Tây. Quang Dũng là một nhà thơ rất tài năng, với giọng thơ tha thiết tình cảm dành cho quê hương, đất nước. Thơ ông cũng đầy tính lãng mạn mà cái tôi trong thơ cũng rất hào hoa thanh lịch. Bài thơ Tây Tiến tiêu biểu cho hồn tho của ông. Với cảm hứng lãng mạn cùng với tinh thần bi tráng, hào hùng của toàn dân tộc.
    Bài thơ mang cảm hứng lãng mạn thể hiện qua “ cải tôi” mang đậm xúc cảm của nhà thơ. Cái tôi đó phát huy cao trí tưởng tượng, cùng những thủ pháp đối lập mạnh mẽ để làm bật lên sự phi thường, sự hùng vĩ và tuyệt mỹ. Đây có thể nói là sự tài hoa của Quang Dũng, và đó là dòng cảm hứng xuyên suốt bài thơ, để lại trong lòng người đọc những thanh vang về vẻ đẹp của con người và thiên nhiên Tây Bắc, thiên nhiên hiện lên trong thơ thật trữ tình, nên thơ:

    Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
    Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
    Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
    Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
    Từng câu thơ như là tiếng lòng cùng nỗi nhớ đến “ chơi vơi” của Quang Dũng khi trong lòng cứ canh cánh, khắc khoải tình yêu đối với nơi đây. Chữ “ ơi” nặng tựa nghìn non, làm cho cả câu thơ tưởng như bị chùng xuống. Cùng với đó, từng hình ảnh của núi rừng Tây Bắc vừa nên thơ, hùng vĩ hiện lên qua từng câu thơ. Thiên nhiên nơi đây đã hòa quyện cùng với đất trời, cùng nỗi nhớ da diết của tác giả Quang Dũng.
    Tay-Tien
    Và chính bởi nỗi nhớ cùng với cảm hứng lãng mạn ấy, nhà thơ Quang Dũng đã vẽ nên một bài thơ, một bức tranh hùng tráng về mảnh đất nơi đây:

    Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
    Heo hút cồn mây súng ngửi trời
    Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
    Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
    Một bức tranh hùng tráng đầy hiểm trở của núi rừng Tây Bắc được tác giả Quang Dũng vẽ nên qua vài câu thơ. Từ láy “ khúc khuỷu” và “ thăm thẳm” được đặt cạnh nhau, có lẽ là dụng ý của tác giả, để tôn lên vẻ đẹp hùng tráng, mạnh mẽ của vùng đất Tây Bắc mà không nơi nào có được. Và đặc biệt nhất ở đoạn thơ, chính là hình ảnh “ súng ngửi trời”. Đây là hình ảnh rất có sức nặng, khiến người ta nghĩ ngay đến hình ảnh “ đầu súng trăng treo” của bài thơ “ Đồng chí”- Chính Hữu. Hình ảnh “ súng ngửi trời” có thể nói vừa có sự lãng mạn, lại vừa gợi lên sự hùng vĩ của thiên nhiên, sự kết hợp vô cùng hoàn hảo và trọn vẹn. Tác giả muốn nói rằng, dù chiến tranh đang diễn ra rất khốc liệt, nhưng tinh thần yêu nước, cùng với sự lãng mạn, mơ mộng của những người lính không bao giờ ngừng.
    Người đọc như lạc vào một thế giới thần tiên, tuyệt đẹp khác khi nhìn thấy hình ảnh dòng thác chảy mạnh nơi sườn núi. Đến đây, câu thơ như bị bẻ đôi thành hai mảnh. Câu thơ lắng lại trong tâm trí người đọc sự bình yên, lãng mạn nhất, điều này khiến cho sự mệt mỏi, vất vả của những người chiến sĩ dường như cũng tan biến.
    Không chỉ có vậy, sự hùng hồn và bi tráng của bài thơ còn được thể hiện qua những câu thơ:

    Chiều chiều oai linh thác gầm thét
    Đêm đêm mường Hịch cọp trêu người.
    Không gian vừa dài, vừa có chiều sâu được tác giả làm bật lên bằng hai từ láy “ chiều chiều” và “ đêm đêm”, cùng với đó là âm thanh dữ tợn thường trực nơi núi rừng Tây Bắc.
    Đến hai câu thơ tiếp theo, Quang Dũng khiến cho người đọc cảm thấy bất ngờ khi giọng thơ bỗng nhiên trở nên dịu nhẹ, ấm êm:

    Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
    Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
    Bức tranh về cuộc sống, sinh hoạt của người dân vùng cao hiện lên tuyệt đẹp, nên thơ và trữ tình. Và sự hùng tráng có lẽ đã nhường chỗ cho sự tráng lệ, tuyệt mĩ của Tây Bắc:

    Đêm trại bừng lên hội đuốc hoa
    Kìa em xiêm áo tự bao giờ.
    Từ “ bừng” khiến cho không gian nơi đây bỗng sáng hẳn lên. Dù cuộc sống có bộn bề, khó khăn gian khổ bao nhiêu đi nữa thì cái tâm, cũng như tình cảm của người dân nơi đây dành cho những người chiến sĩ vẫn rất chân thực.
    Dù chặng đường chiến đấu của những người lính còn rất dài, rất gian nan, nhưng trái tim của người lính vẫn luôn có sự lạc quan, tin vào một tương lai tươi sáng:

    Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
    Quân xanh màu lá giữ oai hùm
    Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
    Đêm mở Hà Nội dáng kiều thơm.
    Những câu thơ trên đây đã lột tả hoàn toàn những điều mà Quang Dũng muốn nói. Đó là về tinh thần, lòng dũng cảm cũng như lòng yêu nước và sự quyết tâm cống hiến cho nước nhà. Dẫu cho bao khó khăn, gian khổ nhưng những người lính, là những chàng trai Hà Thành vẫn luôn luôn nồng cháy sự lãng mạn, sự mộng mơ về tình yêu. Dù trong chiến tranh, bom đạn, thơ của Quang Dũng vẫn không hề bi lụy, không có nước mắt mà tràn đầy tin yêu. Một điều vô cùng đáng quý đối với những người lính cụ Hồ.
    Qua đây có thể thấy, xuyên suốt bài thơ Tây Tiến, người đọc được đi từ sự lãng mạn hào hùng cho đến tinh thần bi tráng, khiến cho bài thơ như bừng sáng. Quang Dũng thật tài hoa khi viết nên một bài thơ không chỉ hay mà còn rất đẹp trong lòng người đọc.