Phân tích “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” của Phạm Đình Hổ

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    I. Tác giả, tác phẩm:
    Văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh của Phạm Đình Hổ trích trong Vũ trung tuỳ bút (Tuỳ bút viết trong những ngày mưa), bản dịch của Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, được viết đầu thế kỉ XIX, NXB Văn học, Hà Nội, 1972.

    II. Nội dung kiến thức cơ bản:
    1. Cuộc sống hưởng thụ của Trịnh Sâm:

    – Thú chơi đèn đuốc, xây dựng nhiều cung điện, đình đài lãng phí.
    – Những cuộc dạo chơi của chúa ở Tây Hổ được miêu tả tỉ mỉ: diễn ra thường xuyên “tháng ba, bốn lần” huy động rất đông người hầu hạ.
    – Thú chơi trân cầm dị thú, cổ mộc, quái thạch… cướp đoạt của quý tô điểm cho cuộc sống xa hoa…Tất cả thể hiện sự suy vong tất yếu của một triều đại.

    2.Sự nhũng nhiễu của bọn quan lại trong phủ chúa:

    – Nhờ gió bẻ măng, vu koan giá họa, ngang ngược, tham lam, tàn bạo
    – Dân chúng bị đe doạ, cướp bóc, sợ hãi,
    -> Bọn quan hầu cận trong phủ chúa rất được sủng ái, bởi chúng có thể giúp chúa đắc lực trong việc bày các trò ăn chơi, hưởng lạc, do thế, chúng cũng ỷ thế nhà chúa mà hoành hành, tác oai tác quái trong nhân dân. Thủ đoạn của chúng là hành động vừa ăn cướp vừa la làng. Đó là điều hết sức vô lí và bất công.hứng sự việc, câu chuyện, con người đương thời một cách cụ thể, chân thực, sinh động.

    III. Tổng kết:
    Nội dung:

    Đời sống xa hoa vô độ của bọn vua chúa quan lại phong kiến thời vua Lê, chúa Trịnh suy tàn.

    Nghệ thuật:
    Tuỳ bút chữ Hán, ghi chép theo cảm hứng sự việc, câu chuyện, con người đương thời một cách cụ thể, chân thực, sinh động.

    Yêu cầu tiếp nhận:
    – Có kỹ năng đọc – hiểu một văn bản tuỳ bút thời trung đại.
    – Tự tìm hiểu một số địa danh, chức sắc, nghi lễ thời phong kiến.
    – Thể hiện sự cảm thông: đối với số phận của những người dân bị áp bức, bóc lột.
    – Tự nhận thức về hiện thực xã hội thời phong kiến.
    – Thể hiện sự cảm thông với những hoàn cảnh của người dân, lên án những kẻ tham quan, ô lại.
    – Lên án sự xa hoa của vua chúa, bộ mặt thối nát của chế độ phong kiến.