Phân tích Chuyện người con gái nam Xương (trích Truyền kì mạn lục ) của Nguyễn Dữ Mở bài: Chuyện người con gái Nam Xương là truyện thứ 16 trong 20 truyện trong sách Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Truyện được viết bằng Hán tự, tên trong nguyên tác là “Nam Xương nữ tử thoại”. Với những giá trị vượt trội, sâu sắc, truyện được coi là một áng “thiên cổ kì bút”, viết về phẩm chất và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, đồng thời lên án, tố cáo lễ giáo phong kiến hà khắc đã không cho người phụ nữ được bảo vệ mình. Thân bài: Nguyễn Dữ là một cư sĩ khá bí ẩn trong làng danh nhân Việt Nam. Chưa rõ ông sinh và mất năm nào. Tương truyền ông là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm và bạn học của Phùng Khắc Khoan, tức là vào khoảng thế kỷ 16. Nguyễn Dữ là người thông minh, học giởi, từng ra làm quan. Sau một thời gian, ông bất mãn với thời cuộc, từ quan ở ẩn. Từ đó, ông sưu tầm và ghi chép những câu chuyện li kì lưu truyền trong nhân gian và in thành tập Truyền kì mạn lục. Tuy nói chuyện li kì nhưng truyện nào cũng thể hiện một quan điểm chính trị, một thái độ nhân sinh, một ý tưởng đạo đức của Nguyễn Dữ. Đó là những mong muốn của ông về một xã hội mọi người được sống yên bình trong nền đức trị, trong sự công bằng, trong tình cảm yêu thương nhân ái giữa con người với con người. Tất cả khát vọng ấy thể hiện sâu sắc qua hình ảnh nhân vật Vũ Nương, một người phụ nữ đức hạnh nhưng phải thống khổ oan tình. Đọc truyện, ta thấy ở Vũ Nương đúng tỏa sáng những phẩm chất cao quý của người phụ nữ phong kiến. Nàng không chỉ “thùy mị, nết na” mà còn có “tư dung tốt đẹp” . Có nghĩa là nàng vừa đẹp người lại vừa đẹp nết. Hình thức và tam hồn đều toàn vẹn, cao quý. Trong đạo vợ chồng, bởi thấu hiểu tính chồng và lẽ ăn nên nàng hết sức khôn khéo, lúc nào cũng chú trọng “giữ gìn khuôn phép” không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa. Với những phẩm chất ấy, nàng cũng đủ hi vọng có được một cuộc sống ấm êm, hạnh phúc. Hạnh phúc chưa được bao lâu thì giạc dã quấy nhiễu biên cương. Trương Sinh, chồng nàng, dù là con một nhưng cũng phải đi lính ra trận. Qua lời tống biệt chồng ra trận, ta thấy hiện lên một Vũ Nương sự dịu dàng, thiết tha. Nàng chỉ mong cầu chồng hoàn thành nghĩa vụ với đất nước và trở về với gia đình. Nàng khát khao hạnh phúc, không màng danh lợi. Ở nàng là một tấm lòng vị tha cao cả. Nàng nghĩ đến những khó nhọc, gian nguy của chồng trước rồi mới nhận ra sự lẻ loi của mình: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo dduocj hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”… Trong những năm tháng chồng còn ngoài nơi chiến địa, người thiếu phụ đáng thương ấy đã ra sức tần tảo nuôi dạy con thơ, phụng dưỡng mẹ chồng, ngày đem giữ gìn tiết hạnh hầu vun đắp dưỡng nuôi cho cái nguồn hạnh phúc mà nàng đang mong đợi. Đối với mẹ chồng, Vũ Nương giữ vẹn đạo làm dâu thảo. Người mẹ già vì nhớ con vò võ hết sức khổ đau mà sinh bệnh. Nàng hết sức thuốc than lễ bế thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn. Khi mẹ mất, nàng lo ma chay tế lễ như mẹ đẻ của mình. Tấm lòng hiếu nghĩa ấy khiến ai ai cũng cảm động. Nhà văn đã tỏ ra già dặn khi để cho chính người mẹ chồng ấy nhận xét về tấm lòng thơm thảo của nàng trước khi bà cụ qua đời: “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Trong đôi mắt của người mẹ chồng, nàng là người có “lòng lành”. Sự đảm đang, hiếu nghĩa ấy cũng biểu hiện phần nào “tấm lòng son” của nàng đối với Trương Sinh. Có thể nói đạo làm con, làm vợ, làm mẹ – tất cả đều đươc Vũ Nương thực hiện trọn vẹn. Tác phẩm còn đề cập đến những oan khổ bất hạnh mà người phụ nữ phải gánh chịu. Dõi theo câu chuyện, ta thấy Vũ Nương hoàn toàn vô tội. Ba năm chồng đi chinh chiến, nàng vẫn ngày đêm mong ngóng ngày chồng trở về. Vậy mà nàng có ngờ đâu, phút giây đoàn viên sau bao năm biền biệt cũng chính là giây phút đau khổ, bất hạnh nhất trong cuộc đời nàng. Có lẽ số phận đã trêu đùa nàng. Nàng đẹp người nhưng cũng không phải là hồng nhan, tuyệt sắc nhưng lại bạc mệnh, hẩm hiu, thấu chịu nỗi oan, nhận lấy số phận thảm khốc. Chỉ vì lời nói vu vơ của con trẻ mà Trương Sinh đã nảy lòng hoài nghi, cho rằng trong thời gian mình ra trận, nàng ở nhà đã thất tiết, không giữ trọn đạo vợ chồng nên đã có lời mắng nhiếc cay độc và đánh đập nàng tàn tệ. Vũ Nương dù đã hết lời phân trần nhưng không thể nào khiến chồng tin tưởng được. Bão tố oan khiên dây dất đã dồn đẩy nàng vào kết cục bi thảm nhất. Nàng đã ấy cái chết để tỏ lòng trinh bạch, giải nỗi oan tình. Lời thở than của nàng trên bến Hoàng Giang ngay trước khi tận tuyệt thật khiến ta rưng rưng nước mắt: “Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám”. Mượn thần linh chứng giám là khi con người đã tuyệt vọng, không còn tin tưởng ở con người nữa. Đó là tiếng khóc ngẹn ngào, ai oán của một Vũ Nương đã tận cùng bế tắc hay cũng chính là tiếng kêu thương chung cho những kẻ má hồng mệnh bạc. Đó cũng là lời tố cáo mạnh mẽ xã hội phong kiến nam quyền độc đoán lúc bấy giờ Câu chuyện có thể được khép lại, thế nhưng tác giả lại thêm vào chi tiết Vũ Nương ở dưới thủy cung nhằm một phần tô đậm hơn tính cách phẩm chất của Vũ Nương. Đồng thời còn gián tiếp bộc lộ thái độ đồng cảm và trân trọng của tác giả trước số phận khắc nghiệt và phẩm chất cao quý của con người. Dù đã chết người thiếu phụ ấy vẫn muốn sống lại với đời, tình xưa nghĩa cũ vẫn còn đậm đà, linh hồn vẫn còn vọng tới quê hương xưa khác nào “ngựa Hồ gầm gió bấc, chim việt đậu cành Nam”. Tấm lòng son sắt, thủy chung của nàng thật đáng quý! Cũng chính lớp màn kỳ ảo lung linh ấy đã làm tăng thêm bi kịch trong tâm hồn nàng. Dù đã chết được thần linh chứng giám và sống trong vòng tay ân đức của Linh Phi. Thế nhưng, linh hồn nàng vẫn cảm thấy ray rứt dày vò, đau khổ, tủi thân vì nỗi oan thất tiết còn đeo đẳng xuống tận tuyền dài. Lời buộc tội cái nhân gian phong kiến xưa kia khép lại câu chuyện đầy thương tâm ấy cũng là một nét đẹp của giá trị nhân đạo mà truyện đã đem lại. Tuy khát khao hạnh phúc, thương yêu chồng con, gắn bó thiết tha với cuộc đời nhưng khi chồng lập đàn giải oan như ước nguyện thì nàng vẫn từ chối trần thế. Trước hết đó là do nàng đã cảm được ân đức của Linh Phi, “thề sống chết cũng không bỏ”. Điều ấy cho ta thấy người thiếu phụ ấy là một người sống có trước sau, trọn nghĩa trọn tình. Nhưng có lẽ căn nguyên sâu xa là do cuộc sống dương gian kia thiếu hẳn tình người. Cái giương gian kia chỉ đem đến cho nàng những tháng ngầy chờ đợi mỏi mòn, vò võ cô đơn, và những nỗi oan khỗ bất hạnh. Ở đó không còn chỗ cho những con người đức hạnh như nàng dung thân nữa rồi. Dù đã nghe tiếng chồng gọi người chồng vẫn chưa cạn tình người, đã thấu nỗi oan của vợ và có nỗi đau của chàng, nhưng nàng cũng chỉ đa tạ và đớn đau trở lại cuộc sống thủy chung. Có nghĩa là nàng đã chấp nhận khước từ thiên chức cao quý nhất của người phụ nữ đó là được làm vợ, làm me. Có nghĩa là nàng đã khứa từ quyền làm người ở chốn trần gian lạnh lẽo ấy. Có thể nói tài năng và tấm lòng của nhà văn dường như đã được kí thác tất cả vào nhân vật trung tâm của tác phẩm. Đọc truyện, ta thấy nhân vật Vũ Nương đã được tác giả Nguyễn Dữ khắc họa bằng ngòi bút thật thận trọng . Nàng đúng là mẫu người phụ nữ lí tưởng theo quan niệm xã hội lúc bấy giờ. Thế mà sự mất mát, nỗi đớn đau của nàng quá lớn. người mẹ đáng thương nhất phải mãi mãi xa đứa con thơ dại, người vợ thục hiền nhất giờ đây phải mãi mãi xa lìa người chồng mà nàng đã nguyện với lòng mình suốt đời thủy chung, gắn bó. Bao nhiêu cố gắng của người đàn bà bất hạnh hầu giữ gìn lấy hạnh phúc đều vô vọng. Hạnh phúc đã chuồi khỏi đời nàng. Ai trong chúng ta lại không khỏi cảm thấy xốn xang, nhức nhối khi nghe vọng lại lời thề nguyền thống thiết của nàng trước trời cao sâu thẳm. Thiết nghĩ, nếu thiếu đi chữ “Tâm” trên từng trang sách thì câu chuyện về người thiếu phụ của Nguyễn Dữ đâu có thể làm day dứt, xốn xang người đọc đến như thế! Truyện còn có sức lôi cuốn độc giả bởi cách viết tài hoa của tác giả. Nguyễn Dữ đặc biệt chú ý đến cách khắc họa nội tâm nhân vật qua đó tính cách nhân vật được thể hiện một cách rõ nét. Chẳng hạn ở trường đoạn người chồng bắt đầu ngờ vực lòng chung thủy của vợ và bắt đầu ghen tuông, cho đến khi Vũ Nương gieo mình xuống sông thì truyện cổ tích “Vợ chàng Trương” chỉ ghi có vài dòng. Còn trong truyện ngắn của Nguyễn Dữ thì đã được phát triển thành những cao trào, xung đột trong nội tâm được khắc họa khá tinh tế qua ngôn ngữ đối thoại trong tác phẩm… Tác phẩm kết hợp một cách nhuần nhuyễn, tài tình những phương thức tự sự, trữ tình và cả kịch. Sự hòa quyện giữa ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả, giữa văn xuôi và văn biền ngẫu đã tạo nên sức lỗi cuốn của thiên truyện này. Lời văn cô đọng, xúc tích, chặt chẽ, hài hòa và sinh động. Tác giả đã để cho nhân vật Vũ Nương nhiều lần nói trong tác phẩm, giọng điệu khi thì nhẹ nhàng, khi thì thống thiết khiến người đọc càng thêm xúc động. Cách xây dựng tình tiết, thắt nút, gỡ nút bất ngờ, đầy kịch tính càng làm cho nỗi oan nổi rõ lên với tất cả cái bi thảm của nó. Trước hết phải nói đến cái thắt nút bằng yếu tố bất ngờ. Tác giả đã khéo cân nhắc, chọn lọc câu nói phản ánh đúng cách suy nghĩ của đứa trẻ. Chỉ một câu nói ngây dại của một đứa trẻ thơ mà bão tố đã nổi dậy trong gia đình mà phút giây đoàn viên chưa thỏa. Câu nói ấy đã tạo nên bão tố nghi kị trong đầu óc của một người chồng vừa mới đi xa trở về mà lại đa nghi và thiếu trí tuệ. Ngay cả người đọc chúng ta cũng cảm thấy bàng hoàng sửng sốt. Cách gỡ nút cũng thật bất ngờ, tự nhiên. Bởi vì tìm ra sự thật lại chính là người chồng đa nghi, thiếu trí tuệ. Nói ra sự thật lại chính là đứa con ngây dại. Kết bài: Mặc dầu truyện còn phảng phất không khí thần linh, sử dụng văn biển ngẫu nhưng với cách bố cục truyện tạo tình huống bất ngờ, lý thú, tác phẩm đã làm sống dậy hình ảnh người phụ nữ với nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng cuộc đời thật bấp bênh, oan trái. Tấm lòng và nỗi oan của người thiếu phụ đã làm rơi nước mắt người Việt Nam trong suốt mấy trăm năm qua chính là thế. Đọc lại một truyện ngắn đặc sắc của tập truyện được mệnh danh “thiên cổ kỳ bút” ta lại tự hào hơn về người phụ nữ ngày nay. Họ không còn phải chịu đựng nỗi oan như Thị Kính, không còn là những hòn đá Vọng Phu mà là những người phụ nữ “khỏe khoắn lành mạnh” (Nguyễn Tuân) vừa đảm đang, thương chồng, thuơng con, vừa yêu nước.