Phân tích đoạn 2 bài thơ “Nói với con” của Y Phương

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Người đồng mình thương lắm con ơi
    Cao đo nỗi buồn
    Xa nuôi chí lớn
    Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
    Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
    Sống trong thung không chê thung nghèo đói
    Sống như sông như suối
    Lên thác xuống ghềnh
    Không lo cực nhọc
    Người đồng mình thô sơ da thịt
    Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
    Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
    Còn quê hương thì làm phong tục
    Con ơi tuy thô sơ da thịt
    Lên đường
    Không bao giờ nhỏ bé được
    Nghe con.”

    (Nói với con – Y Phương – 1980)

    Cảm nhận đoạn thơ trên, từ đó liên hệ với một tác phẩm văn học cùng chủ đề để thấy sự gặp gỡ của các tác giả.

    Gợi ý làm bài:

    • Mở bài:
    Giới thiệu tác giả, đoạn thơ trong tác phẩm nào? Nội dung cơ bản? Thời điểm sáng tác. Nhận xét những nét cơ bản về nội dung, nghệ thuật; Trích dẫn đoạn thơ cần phân tích…
    • Thân bài:
    Phân tích các ý cơ bản:

    – Người cha nhắc nhở con về phẩm chất và về đẹp của dân tộc mình qua lời tâm tình với con:

    + Điệp ngữ “Người đồng mình” : Cha thương buôn làng còn nghèo đói, còn vất vả. Chính từ thiếu thốn vất vả đó “Cha nói với con” tự hào với sức sống của dân tộc mình và có ý chính vươn lên mạnh mẽ từ trong cuộc sống.

    – Phép đối, liệt kê cùng phép tương hỗ “cao, xa, nỗi buồn, chí lớn”: gợi nhắc về quê mình dù có sự khác biệt về vị trí địa lý, con cũng đừng mặc cảm tự ti mà trái lại hãy xem đó là một món quà vô giá để con có thể rèn luyện ý chí mạnh mẽ, quyết tâm xây dựng quê hương đất nước.

    + Điệp từ “sống” cùng phép liệt kê “đó, thung”: quê hương như một bức tranh làng bảng thật đẹp. Quê hương có những khó khăn “gập ghềnh, nghèo đói”.

    + Điệp ngữ “không chê” : nhấn mạnh một điều kiện kiên quyết, con không được phép quên đi những khó khăn, vất vả của quê hương. Bởi nơi đó con được nuôi dưỡng.

    + Liệt kê “sông, suối, thác, ghềnh”: kết hợp với thành ngữ miêu tả hình ảnh mạnh mẽ của những con sông, con suối. Nhịp thơ tuôn chảy, mạnh mẽ gợi lên sức sống mạnh mẽ bền bỉ của con ngươi trước cuộc sống gian truân nhiều vất vả. Cha mong mỏi và tin tưởng ở con sẽ yêu quý mảnh đất của mình sẽ sống mạnh mẽ, can trường, chấp nhận khó khăn thử thách.

    – Niềm tự hào của người cha về mảnh đất quê hương với những phong tục tập quán và phẩm chất tốt đẹp thông qua các hình ảnh mộc mạc, gợi tả, đối lập, ẩn dụ, cách nói giàu hình ảnh đậm phong cách miền núi: “Thô sơ da thịt”- “Chẳng nhỏ bé”, “Đục đá kê cao quê hương”…

    – Lời khuyên con chân thành, tha thiết chứa chan kì vọng của người cha về bước đường trưởng thành của con, mong con sống xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của quê hương…Với lời thơ giản dị, mộc mạc và những hình ảnh thơ đẹp, giàu chất tạo hình: “Thô sơ da thịt”- “Không bao giờ nhỏ bé”, lời cha căn dặn và “Nói với con” vang lên như một mệnh lệnh, thực sự mở ra một chân trời ước mơ bay bổng cho thế hệ trẻ mọi thời đại (Hãy tiếp bước cha anh, thủy chung với quê hương, đất nước, không quay lưng, phản bội quê hương, trọn vẹn thủy chung, giàu ý chí để xây đắp quê hương…)

    Liên hệ mở rộng tác phẩm văn học, những tác phẩm đã được học và đã được đọc có cùng nội dung với bài thơ, đoạn thơ.

    Gợi ý:

    – Bài thơ Con cò của Chế Lan Viên.
    – Câu chuyện bó đũa (truyện ngụ ngôn Việt Nam)
    – Bài thơ Dặn con của Trần Nhuận Minh.
    • Kết bài:
    Đoạn 2 bài thơ “Nói với con” là niền tự hào lớn lao của nhà thơ đối với quê hương, nguồn cội. Qua những giá trị đậm đà bản sắc dân tộc, đoạn thơ là lời căn dặn của cha đối với con mai sau phải ghi nhớ, gìn dữ và tiếp tục bồi đắp những giá trị ấy thêm lâu bền.