Phân tích đoạn thơ: “Ta về mình có nhớ ta. Ta về ta nhớ những hoa cùng người….”

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Ta về mình có nhớ ta
    Ta về ta nhớ những hoa cùng người
    Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
    Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
    Ngày xuân mơ nở trắng rừng
    Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
    Ve kêu rừng phách đổ vàng
    Nhớ cô em gái hái măng một mình
    Rừng thu trăng rọi hoà bình
    Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

    (……)

    (Việt Bắc – Tố Hữu)

    • Mở bài:
    Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hòa bình lập lại ở miền Bắc, tháng 10 năm 1954 những người kháng chiến từ căn cứ về miền xuôi, trung ương chính phủ từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử này, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc. Việt Bắc với giọng điệu ngọt ngào, đằm thắm để trở thành một bài ca tâm tình tiêu biểu cho hồn thơ, phong cách thơ Tố Hữu và cũng là tiếng hát ân tình thủy chung của những người kháng chiến của cả dân tộc về những tháng ngày khó quên. Tình cảm đậm đà, đằm thắm vốn là sở trường trong hồn thơ của Tố Hữu bởi ông đã “phải lòng” đất nước và nhân dân mình. Điều đó cũng được nhà thơ thể hiện rõ nét trong đoạn thơ:

    Ta về mình có nhớ ta

    Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
    • Thân bài:
    Đoạn thơ được mở đầu bằng một câu hỏi tu từ mang âm hưởng của những câu ca dao thể hiện nỗi nhớ của “ta” khi rời Việt Bắc:

    Ta về mình có nhớ ta
    Ta về ta nhớ những hoa cùng người

    Lời thơ ngọt ngào nhất khiến người đọc liên tưởng đến một câu ca dao xưa vốn để trở nên rất quen thuộc:

    Mình về có nhớ ta chăng
    Ta về ta nhớ hàm răng mình cười

    Ta về nhưng lòng ta chưa thể về, lòng ta vẫn còn vương thương nhớ cảnh cũ người xưa nơi núi rừng Việt Bắc. Ta về rồi liệu “mình có nhớ ta”. Cách xưng hô “mình – ta” vốn là cách xưng hô quen thuộc trong ca dao xưa để nói tình cảm nam nữ. Nó đi trong thơ Tố Hữu nhẹ nhàng mà đằm thắm. nhưng giữa ta và mình lại có sự chuyển hóa cho nhau. Khi thì chỉ người ra đi. Lúc thì chỉ người ở lại. Sự chuyển hóa là góp phần quan trọng trong việc thể hiện sự gắn bó thân thiết giữa người đi kẻ ở, giữa ta và mình.

    Cuộc chia tay diễn ra trong sự lưu luyến, bịn rịn nhớ nhung. Ta nhớ không chỉ là nhớ cảnh Việt Bắc mà còn nhớ cả những người Việt Bắc. Trong 8 câu lục bát còn lại này ta có thể dễ dàng nhận ra cứ coi là tác dành để nói về cảnh Việt Bắc. Nếu câu 6 nói về người đi thì câu 8 dành để nói về người Việt Bắc.

    Bằng những lời thơ rất tự nhiên thoải mái, tác giả hiểu nỗi nhớ về thiên nhiên Việt Bắc trong bốn mùa với những vẻ đẹp khác nhau:

    – Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
    – Ngày xuân mơ nở trắng rừng
    – Ve kêu rừng phách đổ vàng
    – Rừng thu trăng rọi hòa bình

    Bằng những quan sát rất tinh tế, nhà thơ Tố Hữu đã đưa người đọc đến với bức tranh núi rừng Việt Bắc trong nhiều khoảng thời gian khác nhau và mang nhiều nét màu sắc khác nhau. Bắt đầu là mùa hạ màu đỏ tươi ấm áp rồi một màu trắng tinh khiết của hoa mai mùa xuân, màu vàng rực rỡ của cánh rừng mùa hạ. Và cuối cùng là màu yên bình của ánh trăng thu. Có thể nói bằng những nét bút mềm mại tinh tế tác giả đã khắc họa thành công một bức tranh tứ bình vừa đẹp vừa đáng mến về Việt Bắc.

    Trong những ngày đông lạnh giá giữa núi rừng Việt Bắc, xuất hiện một bông hoa chuối đỏ tươi dưới ánh nắng chói chang khiến cho lòng người bớt đi cảm giác lạnh giá. Sang mùa xuân màu sắc lại có sự đổi khác. Núi rừng không còn màu đỏ tươi của hoa chuối mà là màu trắng tinh khiết của những bông hoa mai rừng: “ngày xuân mơ nở trắng rừng”. Sắc xuân như đang bừng sáng khắp núi rừng Việt Bắc. Hình ảnh “mơ nở trắng rừng” khiến người đọc liên tưởng đến cảnh xuân trong ngày Bác về nước năm 1941:

    Ôi sáng xuân nay, xuân 41
    trắng rừng biên giới nở hoa mơ

    Đang say sưa với màu trắng tinh khiết của hoa mơ, người đọc bất chợt phải giật mình bởi tiếng ve ngân vang núi rừng của mùa hạ: “ve kêu rừng phách đổ vàng”. Cảnh sắc thay đổi, một màu vàng chói của rừng phách hiện lên dưới nắng mùa hạ lại mang một nét đẹp riêng, một vẻ quyến rũ riêng. Cây “phách” là loại cây nở hoa vào khoảng tháng 6 hoặc tháng 7. Vài ngày trước khi nở hoa, lá cây đồng loạt chuyển sang màu vàng chỉ trong thời gian rất ngắn tạo nên một vẻ đẹp riêng của núi rừng Việt Bắc.

    Đặc biệt từ “đổ vàng” đã cực tả được sự chuyển đổi một cách rất nhanh và đồng loạt của rừng phách giống như ai đó nhiều màu vàng cho cả cánh rừng vậy. Đây được xem là một câu thơ vào loại hay nhất của Việt Bắc và cũng là một ấn tượng rất riêng của nhà thơ về mùa hè của Việt Bắc.

    Cuối cùng là cảnh thu Việt Bắc với một màu êm dịu của ánh trăng thu: “rừng thu trăng rọi hòa bình”. Một ánh trăng thu về đêm giữa nơi núi rừng trong những tháng ngày chiến tranh ác liệt mà tác giả gọi đó là ánh trăng “hòa bình” . Phải chăng đó chính là niềm mơ ước của nhà thơ về một cuộc sống hòa bình, một đất nước không còn bóng giặc?!

    Việt Bắc không chỉ đẹp ở cảnh sắc thiên nhiên mà Việt bắt còn đẹp bởi những con người thủy chung, giàu tình nghĩa được tái hiện qua ngoài bút tả người ,tả tình độc đáo:

    – Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
    – Nhớ người đem nón chuốt từng sợi giang
    – Nhớ cô em gái hái măng một mình
    – Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

    Bốn câu bát đều là những câu thơ tái hiện lại hình ảnh con người Việt Bắc. Nhưng mỗi hình ảnh ấy lại có những nét riêng chứng tỏ nhà thơ có cái tình đặc biệt với con người Việt Bắc mới ghi lại được những hình ảnh ấm áp tình như vậy. Đó là hình ảnh bình dị nhưng khó phai mờ về người lên núi với lưỡi dao gài thắt lưng lấp lánh dưới ánh nắng. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả lại chọn con dao để chỉ người dân Việt Bắc. Bởi đây là vật bất li thân của người miền núi khi đi rừng.

    Hay đó là hình ảnh về một người đang nón đang cần mẫn chút từng sợi giang giữa một không gian ngập tràn màu trắng của hoa mơ và cô gái hái măng một mình giữa âm thanh của tiếng nhạc rừng. Đó còn là cả tiếng hát đầy ân tình của những con người Việt Bắc làm cho ai đã một lần ghé qua chắc khó có thể quên. Tất cả những con người ấy càng trở nên đẹp hơn khi được đặt trong bức tranh thiên nhiên tươi đẹp của Việt Bắc.

    Cảnh ấy, người ấy đã ăn sâu vào tâm trí và tình cảm của tác giả để giờ đây đã trở thành một nỗi nhớ da diết trong lòng. Sự lặp lại tới ba lần từ “nhớ” như một lời khẳng định của nhà thơ về tình cảm của mình dành cho người dân Việt Bắc. Đó là tiếng lòng của người đi kẻ ở nhưng cũng chính là tiếng lòng của nhà thơ khi phải rời quê hương Việt Bắc – cái nôi của Cách mạng sâu nặng nghĩa tình.

    Qua đây ta thấy bao trùm cả đoạn thơ là tình cảm nhất thương tha thiết. Tiếp tục âm hưởng chung của nghệ thuật ca dao. Câu thơ lục bát nhịp nhàng uyển chuyển, ý nọ gợi ý kia cứ trở lên và và trong lòng người ra đi và người ở lại. Đặc biệt qua cách xưng hô mình với ta. Ở đây điệp từ nhớ dùng để xoáy sao về cảm hứng chủ đạo là hồi ức.

    Từ “rừng” lập lại là khoảng không gian cho nỗi nhớ tồn tại. Màu sắc cũng ảnh hưởng không ít tới bức tranh. Hoa chuối đỏ tươi tuy lặng lẽ nhưng có sức sống mãnh liệt. Một con dao thể hiện sự hoạt động. Màu trắng làm thanh thoát con người về màu vàng làm cho bức tranh rực rỡ trong hoàng hôn. Rõ ràng bức tranh đã có sự hòa điệu của màu sắc.

    Bên cạnh đó, nhạc điệu dịu dàng trầm bổng khiến cả đoạn thơ mang âm hưởng bâng khuân, êm êm như một khúc hát ru kỷ niệm. Có lẽ khúc hát chú này không của ai khác là của ta và cho người nhận là mình. Cả ta và mình đều cùng chung nỗi nhớ, cùng chung tiếng hát ân tình và ân tình sâu nặng ấy mãi còn lưu luyến vấn vương trong những tâm hồn chung thủy.
    • Kết bài:
    Có thể nói đây là đoạn thơ hay và có giá trị nhất trong bài thơ Việt Bắc. Cảnh thiên nhiên và con người ở đây được miêu tả hết sức mạnh mẽ và tươi đẹp, tràn ngập sức sống. Với giọng thơ ngọt ngào, tâm tình, khiến đoạn thu như một bản tình ca về lòng chung thủy sắt son của người cách mạng đối với cả nhân dân quê hương Việt Bắc.