Phân tích đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” Bài làm: Lưu Quang Vũ với khát vọng bày tỏ, thể hiện tâm hồn mình vào thế giới xung quanh, muốn tham dự vào dòng chảy mãnh liệt của cuộc sống đời thường để trao gửi và dâng hiến. Có lẽ vì thế mà khi bước vào thời kỳ vận động đổi mới, nhận thức được ý thức dân chủ trong đời sống xã hội đã đi vào trong văn chương nghệ thuật thì khát vọng về cái đẹp, về sự hoàn thiện nhân cách con người đã truyền cảm hứng "xung trận" cho "Hồn Trương Ba, da hàng thịt", với một tinh thần chiến đầu thẳng thắt của nghệ sĩ đang tham dự vào tiến trình cải cách xã hội, phê phán tiêu cực trong lối sống bấy giờ. Tác phẩm được khai thác từ cốt truyện dân gian, qua đó gửi gắm những suy ngẫm về hạnh phúc, nhân sinh đồng thời phê phán tiêu cực trong lối sống đương thời. Lưu Quang Vũ đã khai thác tình huống kịch bắt đầu ở chỗ kết thúc của tích truyện dân gian, gây kịch tính khi hồn Trương Ba nhập vào anh hàng thịt dẫn tới vụ tranh chấp chồng của hai bà vợ phải đưa ra xử, và bà Trương Ba đã thắng kiến đưa chồng về. Trong tác phẩm ta nhận thấy sự đề cập của tác giả tới tình trạng con người sống giả dối, tầm thường, không sống thực với bản thân mình. Đấy cũng chính là nguy cơ đẩy con người ta tới bờ vực tha hóa của danh và lợi. Ở đó, con người chạy theo những ham muốn vật chất tầm thường, chỉ thích hưởng thụ. Lấy cơ coi trọng giá trị tinh thần, nhưng thực chất là biểu hiện của sự lười biếng, không tưởng đáng phê phán. Với ý nghĩa đó, Hồn Trương Ba, da hàng thịt đã phần nào lột tả của thực trang cuộc sống nước ta lúc bấy giờ thông qua tài năng dàn dựng cảnh, đối thoại với những xung đột bên trong và ngoài nhân vật. Những hành động, ngôn ngữ đều thấm đẫm triết lý nhân sinh. Và tất cả những người thân của hồn Trương Ba đều nhận ra được cái nghịch cảnh ấy. Lưu Quang Vũ đã để cho hồn Trương Ba trơ trọi với nỗi đau khổ, tuyệt vọng đến đỉnh điểm với những lời độc thoại chua chát nhưng vẫn đầy quyết liệt “Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ.. Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình? “Chẳng còn cách nào khác”! Mày nói như thế hả? Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Có thật không còn cách nào khác? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!”. Những câu độc thoại này mang tính chất quyết định tới hành động châm hương gọi Đế Thích. Cuộc trò chuyện giừa hồn Trương Ba với Đế Thích trở thành nơi tác giả gởi gắm những quan niệm về hạnh phúc, về lẽ sống và cái chết. Hai lời thoại của hồn trong cảnh này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn… Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!”. Lưu Quang Vũ được xem là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt nam hiện đại. Trong các vở kịch của Lưu Quang Vũ, đáng chú ý nhất là vở “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Bằng nghệ thuật xây dựng nội tâm độc đáo, đoạn trích "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" vở kịch đã đem đến cho người đọc nhiều vấn đề tư tưởng sâu sắc qua nhân vật Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt.