Phân tích đoạn trích Trong lòng mẹ ( trích Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng)

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Phân tích đoạn trích Trong lòng mẹ ( trích Những ngày thơ ấuNguyên Hồng)

    I. TÁC GIẢ – TÁC PHẨM

    1.Tác giả:

    Nguyễn Nguyên Hồng (1918 – 1982), bút danh là Nguyên Hồng. Ông sinh ở thành phố Nam Định, nhưng Hải Phòng – cửa biển đã khơi dậy và gắn bó với cuộc đời và sự nghiệp văn chương của ông.
    Chưa học hết Tiểu học nhưng nhờ tự học, sống từng trải và giàu tình nhân ái đã giúp Nguyên Hồng trở thành một cây bút đặc sắc, độc đáo của nền văn học Việt Nam hiện đại.
    Tác phẩm tiêu biểu: “Bỉ vỏ”, “Những ngày thơ ấu”, “Cửa biển” (4 tập) và tập thơ “Trời xanh ” (…)

    2.Tác phầm

    Xuất xứ: (Xem SGK)
    “Trong lòng mẹ” là chương 4 của hồi kí “Những ngày thơ ấu”.
    Đại ý: nỗi đau bị sỉ nhục, nỗi buồn cô đơn và lòng thương nhớ mẹ, kính yêu mẹ của một đứa bé mồ côi bố sau hơn một thời gian dài xa cách mẹ rồi được gặp lại mẹ.
    Tóm tắt:
    Gần đến ngày giỗ đầu bố, mẹ của bé Hồng ở Thanh Hóa vẫn chưa về. Một hôm người cô gọi bé Hồng đến bên cười hỏi là “bé Hồng có muốn vào Thanh Hóa chơi vơi mẹ không. Biết những rắp tầm tanh bẩn của người cô, bé Hồng đã từ chối và nói cuối năm thế nào mẹ cũng về. Cô lại cười nói. Cô hứa cho tiền tàu vào thăm mẹ và thăm em bé. Nước mắt bé Hồng ròng ròng rớt xuống, thương mẹ vô cùng. Người cô nói với em về các chuyện người mẹ ở Thanh Hóa: mặt mày xanh bủng, người gầy rạc… ngồi cho con bú bên rổ bóng đèn, thây người quen thì vội quay đi, lấy nón che… Bé Hồng vừa khóc vừa căm tức nhưng cổ tục muốn vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi. Cô nghiêm nghị đổi giọng bảo bé Hồng đánh giấy cho mẹ về đe rằm tháng Tám giỗ đầu cậu mày, mợ mà về dù sao cùng dỡ tủi cho cậu mày… ”
    Bé Hồng chẳng phải viết thư cho mẹ, đến ngày giỗ đầu của bố, mẹ về một mình, mua cho bé Hồng và em Quế bao nhiêu là quà. Chiều tan học, ở trường ra, thoáng thấy một người đàn bà ngồi trên xe kéo giống mẹ, bé chạy theo và gọi: “Mợ ơi ! Mợ ơi! Mợ ơi ĩ”. Xe chạy chậm lại, mẹ cầm nón vẫy, em thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, trèo lên xe, ríu cả chân lại. Con nức nở, mẹ sụt sùi khóc. Em thấy mẹ vẫn tươi sáng, nước da mịn, gò má màu hồng. Miệng xinh xắn nhai trầu thơm tho. Bé Hồng ngả đầu vào cánh tay mẹ. Mẹ xoa đầu con và dỗ: “Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà …”

    II. PHÂN TÍCH.

    1.Nhân vật bé Hồng

    “Trong lòng mẹ” là những trang hồi kí cảm động. Nhân vật bé hồng trong đau khổ xa cách mẹ, trong cay đắng khi bà cô nói xấu mẹ, trong niềm vui sướng hạnh phúc tột độ được gặp lại mẹ hiền, được mẹ vỗ ve an ủi, đều sáng bừng lên một trái tim yêu thương thiết tha, chân thành, những “rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại” (Thạch Lam). Giọt nước mắt của bé Hồng là giọt nước mắt của một đứa con hiếu thảo. Trong bi kịch gia đình, bi kịch tuổi thơ, em càng thương mẹ hơn bao giờ hết.
    Đoạn văn ghi cảnh bé Hồng gặp lại mẹ là hay nhất, cảm động nhất. Bé Hồng là hình ảnh đáng thương và đáng yêu của bài ca “Trong lòng mẹ”.

    2. Cảm nghĩ về đoạn trích “Trong lòng mẹ”

    “Trong lòng mẹ” là chương IV hồi kí “Những ngày thơ ấu” nói lên những ngày tháng đau đớn, tủi nhục của một em bé mồ côi bố và niềm hạnh phúc được gặp lại mẹ sau một năm trời xa cách.
    Nói về niềm vui sướng hạnh phúc ấy. Nguyên Hồng thổ lộ : “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ (…) mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”.
    Phần đầu chương IV, Nguyên Hồng thuật lại những cay đắng, tủi nhục thời thơ ấu của mình. Bố mất, mẹ đi bước nữa “chửa đẻ với người khác”… Mẹ bé Hồng phải tha phương cầu thực. Bé Hồng và em Quế sống thui thủi cô đơn, ăn chực nằm chờ giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của những người họ hàng bên nội giàu có. Bà cô thật ghê tởm, bịa ra, moi móc mọi điều xấu xa về mẹ của em bé Hồng, nào là “ủn vận rách rưới”; “mật mày xanh bủng”, nào là ngồi bên rổ bóng đòn cho con bú, thây người quen thì xâu hổ “vội quay đi lây nón che…”. Bà cô “cười rất kịch”, giọng nói “cay độc” và tàn nhẫn “cố ý gieo rắc” vào đầu óc non nớt của đứa cháu “những hoài nghi”, để li gián tình mẹ con, âm mưu làm cho đứa con “khinh miệt và ruồng rẫy” mẹ mình.
    Nỗi đau đớn của bé Hồng không thể nào kể xiết. Lúc thì lòng “thắt lại”, khóe mắt “cay cay”. Lúc thì nước mắt “ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ”. Nghe người cô nói xấu mẹ mình, bé Hồng “cười dài trong tiếng khóc”, rồi cổ họng “nghẹn ứ khóc không ra tiếng”. Tuy vậy, bé Hồng vẫn thương mẹ. Em “ghê sợ” bà cô tàn nhẫn, em căm thù những cổ tục, những thành kiến “tàn ác” em muốn “vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”. Em vẫn giữ trọn vẹn “tình thương yêu và lòng kính mến mẹ”, quyết không để “những rắc tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”. Qua đó, ta càng thấy tâm hồn của đứa con trong sáng biết bao. Lòng hiếu thảo của đứa con đối với mẹ hiền trong bi kịch gia đình vẫn sáng trong như ngọc. Trang tự truyện của tác giả “Thời thơ ấu” đầy nước mắt mà chân thực, nhất là khi ông nói đến tình thương mẹ.
    “Người mẹ có một êm dịu vô cùng…”. Người mẹ đã trở về đúng ngày giỗ để làm trọn đạo lí và tự khẳng định tư cách người vợ, người mẹ trong gia đình. Mẹ đem về cho hai con nhiều quà. Tan học, trên đường về nhà, bé Hồng gặp lại mẹ sau một năm dài xa cách. Em gọi rối rít “Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!”. Cảnh hai mẹ con gặp lại nhau mừng mừng, tủi tủi. Mẹ cầm nón vẫy… mẹ kéo tay con, xoa đầu con hỏi… Con “òa lên khóc nức nở”, mẹ cũng sụt sùi theo …. Con sung sướng ngắm nhìn gương mặt yêu thương của mẹ, tự hào vì mẹ “vẫn tươi sáng”, “đôi mắt trong ”, “nước da mịn ”, gò má màu hồng ”.
    Bé Hồng được sông trong những giây phút hạnh phúc nhất. Em được “trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình ”. Em sung sướng “đầu ngả vào cánh tay mẹ”. Bao “cảm giác ấm áp” đã mất đi, nay lại “mơn man khắp da thịt”. Miệng mẹ “xinh xắn nhai trầu” phả ra “thơm tho lạ thường”. Bé Hồng vô cùng hãnh diện về mẹ. cổ ngữ có câu “Mẫu tử tình thâm”. Tục ngữ có nói “Đứa con là hụt máu cắt đôi của mẹ”. Tình mẹ con là vô cùng thiết tha, sâu nặng. Phút giây gặp lại mẹ, bé Hồng nói là những phút “rạo rực”. Và em khẳng định ngợi ca: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”.

    III. TỔNG KẾT

    Tiêu chí để bình giá hồi kí là sự chân thực. Mọi sự đẽo gọt, tô màu sẽ làm cho hồi kí trở thành vô nghĩa. Chương “Trong lòng mẹ” rất chân thực và cảm động. Đó là giá trị văn chương đích thực. Lòng con thương nhớ, yêu kính mẹ, sung sướng và tự hào khi gặp lại mẹ, giọt nước mắt, cảm giác ôm dịu khi được sống bên mẹ hiền … đó là tình mẫu tử, lòng hiếu thảo. Những tình cảm sâu sắc ấy làm nên vẻ đẹp văn chương trong hồi kí của Nguyên Hồng, 60 năm về trước….

    THAM KHẢO

    Đề bài
    : Phân tích nhân vật bà cô của bé Hồng qua đoạn trích (“Trong lòng mẹ ”, tác phẩm “Những ngày thơ ấu ” của Nguyên Hồng.
    Nguyên Hồng (1919-1982) viết “Những ngày thơ ấu” năm 1940 khi ông đang làm “cậu giáo” trong xóm cấm của những con người khốn khổ thuộc Hải Phòng dưới thời Pháp thuộc. Cuốn hồi kí chứa đầy cay đắng, buồn tủi và nước mắt của một chú bé sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhiều bi kịch. Bố chết trụy-lạc bên bàn đòn thuốc phiện. Người mẹ trẻ khao khát tình yêu tuổi xuân. Bố Hồng chết trong túng bấn, mẹ phải tha phương cầu thực, Hồng và em Quế sống trong cảnh cô đơn, tủi nhục giữa những người bên nội với “bát cơm chan đầy nước mắt”…
    “Trong lòng mẹ” là chương 4 hồi kí “Những ngày thơ ấu”. Đoạn trích đã kể lại một cách cảm động tình cảnh bơ vơ tội nghiệp và nỗi buồn tủi của bé Hồng đã mồ côi bố lại phải xa mẹ, đồng thời tác giả đã nói lên tình yêu mẹ vỗ cùng thắm thiết của chú bé đáng thương này.
    Chồng chết chưa đoạn tang, người vợ trẻ “đã chửa đẻ vài người khác”, và lại “nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái di tha phương cầu thực”. Người mẹ phải bỏ con lại, vào tận Thanh Hóa kiếm sống; một cuộc ra đi như một cuộc chạy trốn để thoát khỏi những thành kiến nặng né, những cổ tục da man, những con người độc ác.
    Mẹ đi xa mài, sắp đến ngày giỗ dầu bô” mà chưa vỗ. Trong những đêm ngày mong mỏi đợi chờ mợ, bé Hồng đã bị người cô đầy đọa, hành hạ một cách vô cùng “cay độc”. Hình ảnh bà cô của bé Hồng là một người dàn bà đáng sợ. Lòng dạ mụ đà khô héo hết tình người. Giọng nói và cái cười “rất kịch” của mụ cũng không thể che dấu bản chất độc ác, tàn nhẫn ẩn kín trong dáy tâm hồn đen tối. Bát cơm mà bà cô cho hai anh em bé Hồng ăn hàng ngày chỉ là sự bố thí ! Anh trai mất, đáng ra mụ ta phải chăm sóc yêu thương các cháu nhiều hơn, càng cảm thông với cảnh ngộ khốn khổ của chị dâu mình hơn, nhưng mụ dã xử sự một cách thâm độc, đê tiện, mất hết tình ruột thịt, mất hết tình người.
    Giọng nói và điệu cười của bà cô như khơi gợị, như lung lạc: “Hồng ! Màv có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không ?”. Đứa cháu vơi tình thương yêu và lòng kính niên mẹ đã “cúi dầu không đáp” vì biết rõ tâm địa đen tối xấu xa của ngươi đàn bà đang đối thoại với mình. Bé Hồng đã phát hiện ra đằng sau giọng nói “cay độc”, nét mặt khi cười “rất kịch” của bà cô là cả một âm mưu ghê tởm “cố ý gieo rắc” vào đầu óc đứa cháu thơ bé “những hoài nghi” để nó “khinh miệt và ruồng rẫy” mẹ mình. Những “rắp tâm tanh bẩn” của bà cô không thể nào lung lạc được đứa cháu giàu tình thương mẹ.
    Nghe đứa cháu trả lời “không”, bà cô “giọng vẫn ngọt”, cái ngọt chứa đầy mưu mô thâm hiểm: “Sao lại không vào? Mợ mày phút tài lắm, có như dạo trước đâu /”. Hai con mắt “long lanh”của mụ nhìn vào đứa cháu đang “im lặng cúi đầu xuống đất” sắp khóc, bà cô “quí hóa” vỗ vai cháu cười mà nói rằng: “Mày vụi quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mù hắt mợ mày may vú sắm sửa cho và thăm em hé chứ”. Cái ác tâm ác ý của bà cô đã lộ rõ khi hai tiếng “em bé” được mụ “ngân dài ra thật ngọt, thật rõ… ”.
    Bà cô ăn nói một cách mâu thuẫn, tráo trở. Mụ vừa nói với bé Hồng: “Mẹ mày phát tài lắm ”, thì ngay sau đó, mụ lại đổi giọng vừa kể lễ, vừa bới móc mà “vẫn cứ tươi cười”. Nào là mẹ mày “ngồi cho con bú ở hên rổ bóng đèn”. Nào là mẹ mày “ăn bận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người rầy rạc đi”. Nào là khi có người quen gọi, thì mẹ mày “vội quay đi, lấy nón che…”.
    Có thể đó là sự thật về cảnh ngộ một người đàn bà chưa đoạn tang chồng mà chửa đẻ với một người khác, đang sống trong cảnh nghèo khổ, nhưng bà cô nói ra để làm gì? Sự độc địa nanh ác của bà cô đã xô đẩy đứa cháu mồ côi đến tột cùng sự đau khổ. Đứa cháu bị hành hạ đau đớn, lúc thì nước mắt “ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và â cố”: lúc thì phải “cười dài trong tiếng khóc”, và cuối cùng, cổ họng đứa cháu “nghẹn ứ khóc không ra tiếng”. Như một kẻ đạo đức giả, mụ ta khuyên đứa cháu “đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về. Trước sau cũng một lần xấu, chả nhẽ bán xới mãi được sao ”…
    Bằng ngôn ngữ, cử chỉ cỏ vẻ ngọt ngào mà cay độc, bà cô đã hành động một cách cực kì tàn nhẫn: nói xấu mẹ Hồng trước mặt bé Hồng. Mụ rắp tâm gieo rắc những hoài nghi để đứa con thơ khinh miệt và ruồng rẫy mẹ, âm mưu phá vỡ và chia lìa tình mẫu tử của đứa bé mồ côi bố. Mụ đã làm cho đứa cháu thêm phần đau khổ, có lúc ta tưởng như mụ hả hê trong việc bêu riếu người chị dâu góa phụ của mình.
    Tục ngữ có câu: “Sợ giặc Ngô không sợ bằng bà cô bên chồng”. Hình ảnh bà cô của bé Hồng được nói đến “Trong lòng mẹ” thật đáng sợ và đáng ghét. Giọng lưỡi và tiếng cười nham hiểm. Tưởng như mụ ta đang bênh vực, đang bảo vệ đạo đức lễ giáo, nhưng thật ra mụ đã hành động một cách tàn nhẫn độc ác. Nhân vật bà cô, từ ngôn ngữ, cử chỉ đến tâm lí đã được miêu tả rất sông động, rất thực. Con người ấy đã để lại một vết thương lòng ứa máu trong trái tim bé Hồng trong “Những ngày thơ ấu”.