Đề bài: Phân tích đoạn trích trong tác phẩm số phận con người của A. Sô-lô-khốp Bài làm: Sô lô khốp là một nhà văn lỗi lạc của nước Nga. Ông đạt giải thưởng Nô bel văn học, và là một trong những nhà văn lớn nhất thế giới ở thế kỷ XX. Những tác phẩm của ông có giá trị nghệ thuật ở những sự việc vĩ đại nhưng cũng đầy cay đắng của cuộc cách mạng vô sản, và cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước Xô Viết. Tác phẩm “ Số phận con người” viêt năm 1957 là một tác phẩm xuất sắc của ông, chứa đựng tư tưởng dồn nén, những suy tư sâu kín của nhà văn về chiến tranh và số phận của con người Nga, với những nghệ thuật kể chuyện chạm tới trái tim và cảm xúc của người đọc. Tác phẩm viết về nhân vật Sô lô cốp, một con người phải gánh chịu những bi kịch nặng nề do chiến tranh để lại. Khi chiến tranh xảy ra, anh phải đi lính để chiến đấu nhưng đến khi trở về thì tất cả gia đình, nhà cửa, người thân của anh đã mất hết. Anh ra đi vì quê hương, chiến đấu để bảo vệ những người thân của mình, nhưng giờ bom đạn chiến tranh đã cướp mất họ. Điều này khiến cho Sô lô cốp rất đau khổ. Suốt thời gian ra trận chiến đấu, anh đã bị thương rồi còn bị đày đọa mấy năm trời trong trại tập trung của phát xít Nhật. Vợ con anh cũng bị chết do bom đạn chiến tranh. Sô lô cốp thật sự có số phận rất bi thảm và đau đớn, không chỉ đau đớn về thể xác mà còn đau đớn cả về tinh thần, khi những người thân của anh đều đã bỏ anh mà đi. Anh đau đớn, tuyệt vọng, nỗi đau ấy như cào xé con người anh. Những hậu quả của chiến tranh để lại cho con người thật sự rất đáng sợ. Đã vậy, giờ đây anh còn không có nổi căn nhà để ở, phải đi ở nhà nhà người đồng đội cũ, ngày qua ngày làm bạn với rượu cho vơi bớt nỗi cô đơn, một cuộc sống tràn ngập đau khổ và bế tắc, không có lối thoát. Một lần tình cờ, số phận run rủi để cho anh gặp bé Vania- cũng là mọt nạn nhân của chiến tranh giống như anh. Chú bé Vania hiện lên dưới ngòi bút của tác giả là một cậu bé khoảng năm, sáu tuổi, quần áo rách rưới lem luốc…nhưng lại có cặp mắt nổi bật sáng ngời. Cha mẹ của cậu bé đều đã chết trong chiến tranh. Cậu bé thật sự rất đáng thương, bởi cậu bé còn nhỏ như vậy, làm sao có thể tự chăm sóc bản thân mình? Vì thế nên ngày qua ngày cậu bé sống vạ vật bằng tình thương của những người qua đường, bạ đâu ngủ đó. Có lẽ số phận đã an bài cho hai người gặp nhau để nương tựa vào nhau, bù đắp những gì đã mất mát. Sô lô cốp quyết định nhật Vania làm con nuôi, hành động này của anh được cả hai người chủ nhà đồng tình ủng hộ. Rồi nhờ có cậu bé Va nia mà mọi đau khổ của anh dường như được vơi bớt đi phần nào. Anh dành cho cậu bé những tình cảm rất thương mến, chu đáo. Anh mua cho cậu bé quần áo mới, đó là một chiếc áo bành tô rất đẹp. Anh cố gắng kiếm sống để có tiền nuôi cậu bé, nhưng số phận vẫn tiếp tục không buông tha anh. Anh lái xe bị va quệt vào người ta nên bị tước bằng lái, bị mất việc, đành phải lang thang kiếm sống. Anh khóc, cơ thể đau đớn cùng sự bất lực khiến cho anh khóc, nhưng anh vẫn cố gắng không để cho bé Vania biết, sợ bé buồn lòng, sợ bé phải khóc. Hình ảnh người cha chịu đựng đau đớn, hy sinh vì con của mình cũng là giá trị nhân đạo mà tác giả muốn mang lại. Kết thúc tác phẩm, lúc này đây nhà văn phải thốt lên nỗi xót xa, đồng cảm với nhân vật của mình: “ Với nỗi buồn thấm thía, tôi nhìn theo hai bố con…” Hình ảnh hai con người đau khổ sau chiến tranh, giờ đây nương tựa vào nhau, cùng nhau chia sẽ niểm vui, nỗi buồn khiến cho aii cũng phải cảm động. Đây cũng là hình ảnh thể hiện ý chí kiên cường, không khuất phục trước khó khăn gian khổ cuộc sống của những người Nga. Tác phẩm Số phận con người chỉ bằng hai nhân vật nhưng đã phản ánh rất rõ nét số phận của những con người đã phải chịu bi kịch của chiến tranh để lại. Và qua đây tác giả muốn mọi người hãy có cái nhìn khách quan hơn, cùng nhau tìm cách khắc phục hậu quả của chiến tranh, giúp đỡ những con người bất hạnh đó.