Phân tích hình ảnh nhân vật Lục Vân Tiên quan đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Phân tích hình ảnh nhân vật Lục Vân Tiên quan đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”
    Dàn bài
    • Mở bài:
    Lục Vân Tiên là truyện thơ Nôm nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu. Từ khi mới ra đời, truyện Lục Vân Tiên đã nhanh chóng đi vào đời sống và tâm hồn người dân Nam bộ. Với Vút pháp tả chân, không hề cầu kì hay tô vẽ, nhân vật Lục Vân Tiên hiện lên là người chính trực, thẳng ngay, anh hùng hiệp võ lại hết mực nhân từ, lễ nghi. Những phẩm chất cao quý ấycyar chàng trai trẻ thể hiện rõ ràng trong đoạn Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga.
    • Thân bài:
    Nhân vật Lục Vân Tiên xuất hiện là một chàng trai trẻ văn võ song toàn, dũng cảm ra tay cứu cô gái trẻ đẹp thoát khỏi sự ức hiếp của bọn cướp.
    Bao năm rèn văn luyện võ cung thầy dạy ở trên núi, nay đã đến kì thi kinh, cũng như bao sĩ tử khác, Lục Vân Tiên từ biệt thầy hăm hở lên đường thực hiện khát vọng công danh. Trên đường đi, chứng kiến cảnh bọn cướp cức hiếp dân lành, Lục Vân Tiên đã ra tay tương tương trợ cứu nguy, đánh tan bọn cướp, bảo vệ người lành. Lục Vân Tiên thể hiện khát vọng của nhân dân: giữa thời buổi nhiễu nhương, hỗn loạn, người dân trông mong vào những người có tài có đức xuất hiện để cứu nạn, giúp đời.

    Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu người mà không hề do dự hay toan tính:

    Lục Vân Tiên ra tay hiệp nghĩa mà không chút do dự, đắn đo. Người anh hùng thấy việc bất bình ra tay tương trơ nào đợi ai sai, ai bảo, cũng không tính toán, so bì thiệt hơn. Không vũ khí trong tay, chàng liền: “bẻ cây làm gậy nhằm làng xong vô” không không chút do dự. Bởi voi chàng, cứu người trong con nguy khốn như cứu lửa, chậm trễ giây lát cũng có thể khiens cho người găp nan thiêtj thân. Trong vòng vây của mấy chục tên cướp, chàng “tả xung hữu đội” dũng liệt vô cùng. Phút chốc, bọn cướp bị chàng đánh cho tan tác. Kẻ bỏ mạng, người thọ thọ thương kêu la, hoảng hốt. Cả Phòng Lại, tên tướng cướp hung tợn, sừng sỏ bị chàng đánh cho sống dở chết dở.
    Thật hiếm có một Nho sinh toàn tài như chàng. Những thư sinh khác chỉ giỏi thi thư, gặp chuyện bất bình như thế, lời lẽ cũng thành vô dụng; chàng trai của chúng ta kiêm văn võ, điều đó cho thấy ích lợi của việc học tập văn hóa gắn liền với rèn luyện thể lực.
    – Vân Tiên được ví “Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang”. Việc cứu người của chàng được sánh với việc lớn của người xưa. Rõ ràng, nhân vật Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu muốn để cao con người nghĩa hiệp trong cuộc sống đời thường.
    – Qua hành động đánh cướp, Vân Tiên bộc lộ tính cách anh hùng của mình: có tài năng, có tấm lòng vị nghĩa. Nguyễn Đình Chiểu đã gửi gắm khát vọng hàng đạo giúp đời của mình qua hình ảnh Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu dân.

    Lục Vân Tiên diện kiến “người ngọc – người hàm ơn” mà vẫn nghiêm trang, mực thước:

    – Sau khi đánh tan bọn cướp, thấy trong xe có tiếng than khóc, Vân Tiên đến hỏi thăm, biết rõ hai cô gái “sa cơ”, chàng động lòng an ủi họ rất đàng hoàng, đứng đắn và cũng rât giữ gìn lễ giáo, phép tắc:

    “Khoan khoan ngồi trong đó chớ ra
    Nàng là phận gái, ta là phận trai”.

    Chàng hiền lành được giáo dục trong nề nếp Nho phong “Nam nữ thụ thụ bất thân”. Có lẽ, thời đại chúng ta không nhất thiết phải khuôn phép đến như thế, nhưng sự lịch lãm trong giao tiếp, đặc biệt là với phái nữ, cần phải giữ gìn để tôn vinh giá trị làm người trong mỗi chúng ta.
    – Sau khi nghe Kiều Nguyệt Nga bày tỏ sự tình, mời chàng về nhà để tạ ơn, Lục Vân Tiên khẳng khái:

    “Nhớ câu kiến ngãi bất vi,
    Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”

    Việc nghĩa hiệp là việc tự nhiên, sẵn có trong hành trang làm người của đấng nam nhi, không cần phải trả ơn. Đó là thái độ trọng nghĩa, là lẽ sống phóng khoáng của người Nam kì lục tỉnh.
    – Cách ứng xử mang tinh thần nghĩa hiệp đó bộc lộ tư cách của người chính trực, trọng nghĩa khinh tài. Đây là nét đẹp truyền thống của người Việt Nam. Nguyễn Đình Chiểu đã gửi gắm niềm tin và ước vọng của mình qua hình ảnh nhân vật Lục Vân Tiên.

    Chúng ta cần học tập con người “trượng phu – trượng nghĩa” của Lục Vân Tiên:

    – Nếu đọc hết tác phẩm Lục Vân Tiên, chắc chắn bạn rất cảm kích trước việc Kiều Nguyệt Nga tự họa chân dung Vân Tiên để mang theo bên mình; khi nghe tin Vân Tiên lâm nạn, nàng đã dùng bức chân dung ấy để thờ chàng. Điều ấy có nghĩa là Nguyệt Nga không chỉ thờ một người ơn mà nàng xem như đấng phu quân mà còn vì lẽ khác: Nguyễn Đình Chiểu muốn nói với mọi người rằng những người như Vân Tiên thật đáng được tôn thờ. Đặc biệt là trong xã hội còn nhiều nhiễu nhương, hỗn loạn.
    – Trong thời đại ngày nay, người tốt thật nhiều nhưng người xấu và kẻ ác cũng không phải không có. Vậy là chúng ta vẫn còn cần lấm những Vân Tiên “giỏi chuyên môn, rành ngoại ngữ, ham lướt Wed” mà lúc cần ra tay hiệp nghĩa thì không thẹn với người xưa, xứng đáng là những hậu duệ đáng tự hào của nhân vật Vân Tiên.
    • Kết bài:
    Nguyễn Đình Chiểu đã gửi gắm tất cả khát vọng, mong ước của mình về một người anh hùng anh hiệp nghĩa, cứu nhân độ thế, bảo vệ công bình, lẽ phải ở đời. Ông hướng đến người lao động bình dân, trân trọng và ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp ở họ. Qua hình ảnh nhân vật Lục Vân Tiên ta thấy rõ quan điểm của nhà thơ, người anh hùng xuất phát từ nhân dân và vì nhân dân mà ra tay hành động.