Phân tích khổ thơ 2: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm…Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi (Tây Tiến – Quang Dũng)

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Phân tích khổ thơ 2: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm…Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi (Tây TiếnQuang Dũng)

    Bài làm:

    Mở bài

    Đầu năm 1947, Quang Dũng gia nhập đoàn quân Tây Tiến, sau đó một thời gian ông chuyển sang đơn vị khác. Khi đang ở Phù Lưu Chanh, Quang Dũng nhớ về đoàn quân Tây Tiến và viết bài thơ này. Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của Quang Dũng: tài hoa, lãng mạn. Đoạn thơ viết về chặng đường hành quân gian khổ của những người lính Tây Tiến và sự dữ dội, hiểm nguy của núi rừng Tây Bắc.

    Thân bài

    Đây là đoạn thơ kết tinh tài năng nghệ thuật của Quang Dũng trong nghệ thuật miêu tả. Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hiểm trở, dữ dội và những gian khổ mà người lính Tây Tiến phải trải qua trên con đường hành quân.
    Hai câu mở đầu đoạn thơ với những từ ngữ đầy giá trị tạo hình, nhà thơ đã tái hiện lại sự hùng vĩ, hiểm nguy của núi rừng Tây Bắc:

    Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
    Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
    + Cách sử dụng từ ngữ đầy giá trị tạo hinh: Khúc khuỷu, thăm thẳm, cồn mây gợi lên sự ghập ghềnh, hiểm trở của đèo dốc.
    + Đặc biệt cụm từ “súng ngửi trời” được sử dụng táo bạo, mang đậm chất tinh nghịch của người lính đã cực tả độ cao của đèo dốc.
    Từ đó thấy được sự cảm phục của tác giả đối với khí phách ngang tàng của người lính Tây Tiến.

    Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
    Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
    + Câu thơ “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” như bị bẻ gập làm đôi diễn tả độ cao của dốc núi: nhìn lên thì thẳng đứng, nhìn xuống thì thăm thẳm làm cho người đọc có cảm giác như đang chơi trò chơi bập bênh.
    + Câu thơ tiếp the lại là một câu thơ toàn vần bằng Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi tạo cho đọc giả cảm giác nhẹ nhàng, thăng bằng trong cảm xúc. Hình ảnh những ngôi nhà thấp thoáng trong mưa rừng, sương núi gợi lên cảm giác lãng mạn.
    – Về đặc sắc nghệ thuật:
    + Ngôn ngữ miêu tả với những từ ngữ rắn rỏi, đầy giá trị tạo hình.
    + Bút pháp lãng mạn với những từ ngữ chắt lọc, tinh tế, bay bổng mang phong cách riêng của nhà thơ.

    Kết luận

    Đây là đoạn thơ hay nhất miêu tả cảnh hùng vĩ, dữ dội và đầy hiểm nguy của núi rừng miền Tây cũng như sự khó khăn gian khổ của người lính Tây Tiến trên những chặng đường hành quân.