Đề bài: Phân Tích Nhân Vật A Phủ Trong Vợ Chồng A Phủ Của Tô Hoài Bài Làm: “ Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm tiêu biểu, đặc sắc của Tô Hoài khi viết về Tây Bắc. Tác phẩm phản ánh rõ nét cuộc sống khó khăn, gian khổ và bất hạnh đến cùng cực của những con người thấp cổ bé họng chịu áp bức của địa chủ phong kiến. Bên cạnh đó cũng làm bật lên khát vọng sống, khát vọng được hạnh phúc của con người. Nhân vật khắc họa rõ nét nhất điều này ở tác phẩm chính là A Phủ, một nhân vật được Tô Hoài xây dựng rất thành công về nghị lực vượt lên chính bản thân mình. A Phủ không được tác giả để xuất hiện từ đầu tác phẩm, mà lại được xuất hiện trong hoàn cảnh vô cùng oái ăm. Đó là khi A Sử đi chơi, đã gặp và xô xát với A Phủ. Chính vì điều này nên A Phủ bị bắt trói về nhà thống lý Pá Tra, đánh đập rất tàn nhẫn. A Phủ vốn là một chàng trai nghèo khổ, mồ côi cả cha lẫn mẹ không được sống trong tình yêu thương, chăm sóc. Khi bị đói, người làng thấy A Phủ không nơi nương tựa đã bắt A Phú xuống bán đổi lấy thóc của người Thái ở cánh đồng. Nhưng A Phủ là một chàng trai mạnh mẽ, không cam chịu số phận. Sức sống tiềm tàng của A Phủ đã sớm thể hiện từ khi còn nhỏ. A Phủ đã biết tự mình học hỏi nhiều nghề, tự kiếm sống từ năm lên mười. A Phủ luôn là một thanh niên nổi bật, hiền lành chăm chỉ lao động, với một sức khỏe cường tráng hơn người khác. Không chỉ thế, A Phủ còn là một chàng trai phóng khoáng, yêu chính nghĩa, thấy chuyện bất bình chẳng tha. Rất nhiều cô gái thấy chàng trai như vậy đem lòng yêu quý. Nhưng cũng chỉ vì thân phận mồ côi, A Phủ bị người ta khinh thường. Bởi ở cái xã hội phong kiến khắc nghiệt ấy, chàng trai như A Phủ làm sao có đủ tiền mà cưới vợ. Từ khi bị A Sử cho người bắt trói đem về nhà thống lý, A Phủ trở thành nô lệ, người làm cho nhà thống lý. A Phủ vốn bản tính kiên cường mạnh mẽ, nên không chịu van xin bất kỳ ai. A Phủ bị đánh đập, tra tấn rất dã man: “ cứ như thế, suốt chiều, suốt đêm, càng hút, càng tỉnh, càng đánh, càng chửi, càng hút.” Từng câu văn miêu tả lại cảnh tượng ấy rất độc đáo. Tô Hoài đã nhắc đến cả cảnh tượng khói thuộc phiện tuôn ra các lỗ cửa sổ, cùng với phép liệt kê và lặp cú pháp để nói đến sự dã man của nhà thống lý đối với những con người có thân phận thấp hèn trong xã hội phong kiến Tây Bắc thời ký ấy. A Phủ trở thành nô lệ, người làm không công với rất nhiều công việc hàng ngày. A Phủ phải đốt rừng, cày nương, chăn bò, chăn ngựa, bẫy hổ…. một thân một mình quanh năm ngoài rừng. Bị đày đọa như vậy nhưng A Phủ cũng không hề phản kháng. Bởi có lẽ A Phủ đã gây nên tội, lại không có người thân thích nên anh ở đâu cũng vậy thôi. Nhưng đến khi con bò của nhà thống lý bị hổ ăn thịt, A Phủ buojc phải chịu trói bằng cuộn dây mây, thế mạng cho con hổ đã bị ăn thịt. Ở cái nơi mà sinh mạng của minh còn không bằng thú vật, A Phủ cảm thấy thật cay đắng, thật bất lực và tuyệt vọng đến cô độc. Lần đầu tiên giọt nước mắt đã rơi xuống trên hõm má đã xám đen lại của anh. Và từ đây, sức sống tiềm tàng mãnh liệt, sự phản kháng sau tất cả những điều nhà thống lý đã gây ra cho A Phủ dã được trỗi dậy. Dù bị trói từ chân đến vai nhưng đêm đến, A Phủ cúi xuống nhay đứt hai vòng dây mây để tìm cách giải thoát cho bản thân mình. Nhưng vì quá đói, quá đau đớn đến kiệt sức, tưởng như không thể đứng dậy được nhưng A Phủ biết nếu không làm được thì mình sé chết, vậy nên anh quật sức vùng dậy chạy thoát khỏi nhà thống lý. Thấy Mị muốn đi theo cùng, A Phủ đã đồng ý để Mị đi theo anh, giải thoát cho cuộc đời của cả hai con người khốn khổ. Thoát khỏi nhà thống lý, A Phủ đi theo tiếng gọi của cách mạng, trở thành người công dân có ích cho đất nước, cho quê hương. Nhân vật A Phủ đã được Tô Hoài khắc họa rất thành công. A Phủ là nhân vật tiêu biểu đại diện cho những con người khốn khổ trong xã hội phong kiến, bị áp bức bóc lột dã man. Nhưng chính sức sống tiêm tàng mãnh liệt đã giúp cho họ có nghị lực đứng đậy đấu tranh cho cuộc sống tốt đẹp hơn.