Phân tích nhân vật anh thanh niên trong Lặng Lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Phân tích nhân vật anh thanh niên trong Lặng Lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long


    02.jpg
    Hình ảnh nhân vật anh thanh niên trong Lặng Lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long​


    • Mở bài:
    Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí. Truyện ngắn của Nguyễn Thành Long nhẹ nhàng, tình cảm,thường pha chất kí và giàu chất thơ, thấm đẫm chất trữ tình. Văn ông thường ánh lên vẻ đẹp của con người nên có khả năng thanh lọc làm trong sáng tâm hồn, khiến chúng ta thêm yêu cuộc sống. Lặng lẽ Sa pA là kết quả sau chuyến đi thực tế lên Lào Cai của nhà văn. Qua câu hình ảnh nhân vật anh thanh niên, tác giả muốn giới thiệu với người đọc về một vùng đất lặng lẽ mà thơ mộng, ở đó có những con người được lao động thầm lặng, say mê hiến dâng tuổi trẻ và tình yêu của mình cho quê hương, đất nước.
    • Thân bài:
    Nhẹ nhàng mà tinh tế, “Lặng Lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long đã để lại trong lòng nhường những cảm xúc riêng biệt, mới mẽ về vẻ đẹp con người lao động và những việc làm lặng thầm, cao cả của họ tường ngày. Vốn là nhà văn chuyên viết về truyện ngắn và ký, nhưng câu văn bàn bạc chất thơ trong tác phẩm của ông. Tuy mang đậm chất kí nhưng vẫn rất trong trẻo hồn nhiên. Xây dựng tình huống truyện hợp lí để truyện tự nhiên, khoáng đạt. Kết hợp giữa tự sự miêu tả, trữ tình và bình luận đã góp phần tạo nên những nét đặc sắc, riêng biệt nơi tác phẩm ông.
    Tác phẩm kể lại cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa anh thanh niên, ông họa sĩ già và cô kỹ sư trẻ qua lời giới thiệu cua bác lái xe. Trên chuyến xe khách lên Lào Cai, bác lái xe trò chuyện với cô kỹ sư trẻ và nhà học sĩ lão thành về anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn mà bác đã quen biết ba bốn năm nay.Sau đó là cuộc gặp gỡ giữa đoàn khách và anh thanh niên. Anh đã để lại ấn tượng sau sắc nơi ông họa sĩ và cô kỹ sư bỡi những suy nghĩ đúng đắn, niềm say mê nghề nghiệp và sự thầm lặng, khiêm tốn, biết hi sinh cho công việc xã hội, cho lợi ích chung của mọi người.
    Không trực tiếp xuất hiện ngay từ đầu câu chuyện, anh thanh niên chỉ hiện ra chốc lát trong cuộc gập gỡ của các nhân vật, đủ để họ kịp ghi dấu một ấn tượng. Để rồi sau đó, anh lại khuất lấp trong mây mù bạt ngàn, khuất lấp vào trong cái lặng lẽ muôn thuở của Sa Pa. Qua công việc và cuộc sống của mình, nhân vật anh thanh niên giúp mọi người cảm nhận được “trong cái lặng yên của Sa Pa dưới những dinh thư cũ kỹ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên người ta đã nghĩ đến chuyện nghĩ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”.
    Sống và làm việc một mình trên đỉnh yên sơn cao 2600 mét “bốn bề chỉ cây cỏ và mây mùa lạnh lẽo chàng trai hai mươi bãy tuổi với tầm vóc bé nhỏ nét mặc rạng rỡ” này phụ trách công việc khí tượng kim vật lý địa cầu. Hằng ngày, nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, rồi gửi số liệu ấy về trung tâm dự báo khí tượng ở thủ đô. Dựa vào đó, trung tâm sẽ báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản suất, phục vụ chiến đấu của nhân dân. Đó là công việc hằng ngày gian lao vất vả mà anh phải thực hiện. Nó đã thể hiện rõ nét phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên đối với công việc và cuộc sống xunh quanh.
    Trước hết nhân vật anh thanh nên đẹp ở tấm lòng yêu nghề, đẹp ở tình cảm và thái độ của mình đối với công việc. Công việc nơi núi cao vô cùng vất vả. Không những do yêu cầu của công việc phải hết sức tỉ mỉ, chính xác mà còn ở điều kiện làm việc vô cùng khắc nghiệt của vùng Tây Bắc quanh năm rét lạnh. Nhưng chính lòng yêu nghề, sự nhận thức về tầm quan trọng đó đã tạo nên động lực giúp cho con “người cô đọc nhất thế gian ấy” vững tâm, một mình gắn bó với mây mù và núi cao cô đơn vắng vẻ nơi đây.
    Bên cạnh đó, anh còn luôn ý thức đầy đủ, sâu sắc ý nghĩa công việc. Anh luôn tự lực hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần tự giác trách nhiệm cao. Bởi với người thanh niên ấy, “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi chứ sao gọi là một mình được”. Vả lại, công việc của anh còn “gắn liền với công việc của anh em dưới kia”. Chắc ai trong chúng ta cũng ao ước một cuộc đời tràn đầy ý nghĩa mà anh thanh niên đang sống.
    Đó là một cuộc đời vì niềm vui và hạnh phúc chung của mọi người. Anh luôn tự hào vì điều đó. Khó mà diễn tả được niền vui sướng sự súc động khi biết được mình đã làm công việc có ích, gop phần bắn hạ phản lực của quân địch: “Từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc”. Hạnh phúc ấy sao mà lặng thầm đến bình dị. Lặng thầm xây dựng và bảo vệ đất nước, dù chỉ là một phần bé nhỏ.
    Tình cảm của anh đôi với cuộc sống, đối với con người xung quanh hết sức nồng nhiệt. Tưởng chừng gần ấy năm sống nơi núi cao lạnh lẽo, trái tim anh đã phần nào chai sạn và vô cảm. Vậy mà, anh luôn lo lắng qua tâm đến người khác. Anh sốt sắng biếu vợ bác lái xe củ tam thất vừa đào được. Anh rối rít dẫn đoàn khách lên thăm nơi ở của mình. Khi đoàn khách ra về, anh còn biếu quà cho từng người.
    Yêu đời là biết sấp xếp tổ chức cuộc sống một cách ngăn nắp, chu đáo. Ngay từ lần đầu tiên anh đã làm cho ông họa sĩ và cô kỹ sư trẻ ngẩn người ngạc nhiên. Những tưởng “khách đến nhà bất ngờ chắc cu cậu chưa kiệp quét trước dọn dẹp, chưa kiệp gấp chăn”. Vậy mà, khác với những gì ông họa sĩ đã nghĩ, trước mắc giờ đây một vườn hoa rực rỡ với các loại đủ màu, đủ sắc. Không chỉ trồng hoa mà anh còn nuôi gà và đọc sách. Chi tiết anh thanh niên “mừng quýnh” lên trước những cuốn sách nhờ bác lái xe mua hộ khiến ta thêm phần quý mến anh
    Những trang sách còn đang dang dở kia đã đưa anh bay xa hơn, ra khỏi bốn bề núi cao, mây mù lạnh lẽo. Vị trí của anh với cuộc sống tinh thần phong phú đã được nâng lên trong con mắc bạn đọc. Đặc biệt hơn cả, anh chọn cách trò chuyện với sách mỗi khi cô đơn để phần nào vơi đi nổi buồn. Sống và làm việc ở điều kiện như thế, chẳng trách sao mà anh thanh niên lại bảo với cô họa sĩ là về cái cảm giác “thèm người”, thèm nghe truyện dưới xuôi lắm. Nhưng điều đáng yêu hơn ở chàng trai đó là hành động đẩy cây chặn đường xe chạy; là khi dỗi hờn, gan lì không “thèm”xuống gập bác lái xe.
    Công việc gian lao, vất vả là thế nhưng anh thanh niên lại rất khiêm tốn. Anh luôn xem những gì mình đông góp thật nhỏ bé, chẳng đáng là bao so với mọi người. Anh ca ngợi anh kỹ sư ở vườn rau- người giúp hàng vạn cây su hào toàn miền bắc được to hơn, ngọt hơn trước. Anh khâm phục người đồng chí nghiên cứu khoa học đang ngày đêm làm một cái bảng đồ sét riêng cho nước ta. Chính họ trở thành động lực để anh tiếp tục làm được nhiều điều lớn lao hơn nữa.
    Với lời kể tự nhiên cùng tình cảm yêu mến, trân trọng, những câu văn trau chuốt, đượm chất thơ, nhà văn Nguyễn Thành Long đã để lại cho người đọc dư vị sau lắng qua hình ảnh của anh thanh niên. Anh là tiêu biểu cho những con người lặng lẽ lao động, gắn bó với nhân dân và dốc hết sức mình vào công cuộc kiến thiết, xây dựng xã hội chủ nghĩa. Như Bác Hồ từng nói “muốn xây dựng một xã hội chue nghĩa cần có những con người chủ nghĩa xã hội”. Họ như những viên gạch – những viên gạch mang trong mình vẽ đẹp tâm hồn của một tri thức mới, thiết tha yêu cuộc sống, sẳn sàng hi sinh, quên mình vì lý tưởng phục vụ đất nước- góp phần tạo dụng lên bức tường xã hội chủ nghĩa vững chắc như ngày hôm nay.
    Cũng chính vì thế, ông họa sĩ già từ chỗ xúc động đã không khỏi boăn khoăn, bối rối; cô kỹ sư trẻ từ chỗ ngạc nhiên đến phải mang trong mình một ấn tượng hàm ơn khó tả đối với nhân vật anh thanh niên. Cứ như thế, con người không tên nơi Sa Pa lặng lẽ ấy hiện lên cao đẹp và đáng quý biết dường nào!
    Có thể nói nhân vật anh thanh niên là một trong những nhân vật thành công nhất của Nguyễn Thành Long. Cốt truyện được xây dựng khá đơn giản nhưng hợp lí. Dù chỉ tập trung vào 30 phút gặp gỡ tình cờ ngắn ngủi, nhà văn đã nêu bật lên những nét đẹp đáng quý của anh thanh niên. Đó là tình yêu nghề thiết tha. Đó là tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Đó là tình cảm yêu quý mọi người, tính tình cởi mở, chân thành và hết sức khiêm tốn.
    Ngoài ra, nhà văn đã kết hợp tự sự với trữ tình, xen lẫn các đoạn bình luận của tác giả giúp người đọc thấu rõ hơn về hình tượng nhân vật và ý nghĩa câu chuyện. Qua đó, tác phẩm đã góp phần gửi gắm thông điệp của tác giả về niền vui và ý nghĩa của việc lao động tự giác của những mục đích chân chính nơi con người hãy biết sống vì đất nước.
    • Kết bài:
    Câu chuyện khép lại nhưng trước mắt người đọc như vẫn còn hiển hiện dáng hình của anh thanh niên đang từ trên ngọn đồi đi nhanh xuống đón khách với nụ cười rạng rỡ. Dẫu Sa Pa có nhiều sương mù nhưng không thể nào che lấp được. Anh thanh niên là hình ảnh tiêu biểu cho những con người ở Sa Pa, là chân dung con người lao động mới trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.