Phân tích nhân vật “ người lái đò sông Đà ” – Nguyễn Tuân

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Phân tích nhân vậtngười lái đò sông Đà ” – Nguyễn Tuân

    Bài làm:

    1. Giới thiệu khái quát
    Người lái đò sông Đà ở Lai châu làm nghề lái đò xuôi ngược trên 100 lần, tự tay ông lái trên dưới 60 lần chứng tỏ ông là người ông nước, gắn bó với nghề, yêu sông như máu thịt được rèn luyện sông nước. Bởi vậy ông mang vẻ đẹp của ông sông về ngoại hình với tay lêu nghêu như cái sào, chân khuỳnh nhưng lúc nào cũng kẹp chặt sống lái, giọng nói thì ào ào, đầu hơi quắc thước đặt trên một thân hình cao to gọn quánh như chất sừng chất mun. Tác giả đã miêu tả ngoại hình bằng những chi tiết chân thật cụ thể, qua đó ta thấy ông lái đò là người khỏe mạnh mang đặc điểm của con người sông nước, ông được tôi luyện bằng nghề nghiệp của mình, ông đã từng trải và lăn lộn với cuộc sống. Ngay mới chi tiết giới thiệu ban đầu, bạn tác giả đã gây được ấn tượng với bạn đọc về hình ảnh ông lái đò.

    2. Tính cách phẩm chất của ông lái đò
    Tính cách phẩm chất của ông lái đò được thể hiện qua cử chỉ hành động qua trận thủy chiến trên sông Đà để vượt qua trung vi thạch trận trên sông.
    2.1. Con sông Đà
    Con sông Đà bố trí trận địa trên sông để chuẩn bị cho việc đánh lá cà. Đám đá tảng được chia 3 đòi ăn chết cái thuyền, hàng tiền vệ dụ con thuyền vào, những boong ke chìm, pháo đài đã nổ phải tiêu diệt thủy thủ, nước thác reo hò làm biện hộ cho đá, sóng trái sát lách vào bụng hang thuyền, đội thuyền lên tìm thắt lưng ông lái đò, bóp chặt hạ bộ người lái đò. Dùng nghệ thuật nhân hóa tác giả đã cho thấy sông Đà có những cử chỉ hành động như con người, oai phong, lẫm liệt dữ dội hung bạo, quyết tâm tiêu diệt hạ thủ người lái đò. Con sông thể hiện sức mạnh. âm mưu nhiều kế rất thâm độc xảo quyệt, muốn ăn tươi nuốt sống.
    2.2. nhân vật ông lái đò
    Phẩm chất
    Ông lái đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên phóng thẳng vào mình, ông cố nén vết thương, chân kẹp lấy guồng lái =>> ông rất bình tĩnh và tỉnh táo để xử trí những tình huống xảy ra một cách linh hoạt và tháo vát.
    Nghe thấy tiếng chỉ huy của người cầm lái, sau một trận giao chiến quyết liệt “tỉa, đòn ập đánh phía sau, cuộc hỗn chiến trên sông nước, ông lái đò đã dũng cảm chiến thắng được trùng vi lớn.

    3. nghệ thuật
    – Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân phóng túng và tài hoa, uyên bác.
    – Cung cấp các thông tin phong phú về lịch sử và địa lý.
    – Cách xây dựng nhân vật nhất là ông lái đò từ hành động đến bộc lộ tính cách.
    – Ngôn ngữ phong phú, giàu có đó là những ngôn ngữ được kết hợp từ nhiều ngành nghề như văn chương, lịch sử địa lý, điện ảnh và quân sự,…
    – Tác giả cũng sử dụng nhiều biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, liệt kê đôi đoạn xen những lời bình làm nổi bật nên hình ảnh người lái đò sông Đà. Sông đà được ví như là người hùng trăm mưu nghìn kế để tiêu diệt người lái đò.
    – Tùy bút người lái đò sông Đà là tùy bút đặc sắc trong tập sông Đà (1960). Qua tùy bút này, Nguyễn Tuân đã khám phá ra cỏ cây thiên nhiên đất nước mình đồng thời tác giả ngợi ca con người lao động mới luôn khát khao chinh phục thiên nhiên. Tùy bút cũng thể hiện phong cách đa tài phóng túng của Nguyễn Tuân.