Đề bài : Phân tích nhân vật T’ nú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” Bài làm: Nhà văn Nguyễn Trung Thành nổi tiếng bởi những tác phẩm viết về Tây Nguyên. Ông còn được ưu ái gọi là nhà văn của Tây Nguyên, bởi hầu hết sự nghiệp cũng như cuộc đời của ông đều gắn bó với mảnh đất, con người nơi đây. Tác phẩm tiêu biểu về Tây Nguyên của ông phải kể đến Rừng xà nu. Ở đó, nhân vật T nú được xây dựng như là biểu tượng cho con người Tây Nguyên, hùng hồn và bi tráng. nhan-vat-tnu Xuyên suốt tác phẩm, T nú được xem là nhân vật chính, nhân vật trung tâm. Nguyễn Trung Thành viết về T nú là một chảng trai mồ côi từ thuở nhỏ, thiếu thốn tình yêu thương, bao bọc của mẹ cha. Nhưng T nú vẫn rất vui vẻ vì nhận được sự chăm sóc, yêu thương của dân làng, nhờ vậy mà tình yêu thương của T nú dành cho dân làng, cho nhân dân cũng rất sâu sắc. T nú được cụ Mết truyền dạy từ khi còn tấm bé rằng: “ cán bộ là Đảng. Đảng còn nước non này còn.” Vì điều đó nên cậu bé T nú luôn ý thức được lý tưởng sống vì nước vì dân, đi theo con đường Cách Mạng. Từ khi còn nhỏ, T nú đã chứng tỏ cho mọi người thấy rằng mình là một chiến sĩ nhí táo bạo, đầy dũng cảm. Dù cho gặp phải sự khủng bố dã man tàn ác của kẻ địch, T nú đã xung phong cùng với Mai đi vào rừng bảo vệ anh Quyết, một cán bộ của Đảng. Và để đưa thư cho anh Quyết, T nú có những sáng kiến một cách rất lạ lùng. Khi bị địch dí súng vào đầu, T nú đã kịp nuốt thư vào bụng để đảm bảo bí mật. T Nú bị giặc bắt, giam cầm tra tấn dã man với bao đòn roi. Địch tra tấn dã man, T Nú vẫn quyết không khai ra điều gì, chính vì thế, bản thân lại phải chịu những vết dao chém ngang dọc của kẻ thù. Vì vậy, T Nú chính là niềm tự hào của dân làng Xô Man. T Nú còn có ý chí quyết tâm, nỗ lực học tập không ngừng. T Nú đã tự trừng phạt mình khi học chữ thua Mai : cầm hòn đá tự đập vào đầu mình chảy máu ròng ròng. Có thể thấy, ở T Nú hội tụ đủ những tố chất của một người chiến sĩ anh dũng, kiên trung. Sau ba năm bị giam cầm, T Nú đã vượt ngục trở về làng, đứng lên lãnh đạo dân làng Xô man đánh giặc. Người bạn từ nhỏ của T Nú là Mai giờ đây trở thành bạn của T nú, và họ đã có với nhau một đứa con. Vậy mà kẻ thù độc ác đã nhẫn tâm giết chết vợ con của T Nú, phá tan gia đình bé nhỏ của T Nú. Đứng trước cái chết của vợ con mình, T Nú hoàn toàn bất lực. Ngọn lửa căm thù trong lòng như cháy bùng lên, T nú nhảy vào giữa đám lính, ôm chặt lấy vợ con. Nhưng cũng không kịp nữa rồi. Địch bắt T Nú, muốn giết chết anh nhưng T Nú không cảm thấy run sợ, bởi đối với anh, cuộc sống không còn gía trị gì nữa khi gia đình không còn. Nhưng điều duy nhất khiên T Nú không nỡ ra đi, đó chính là dân làng Xô man yêu quý. Nếu anh chết đi thì ai sẽ là người cùng dân làng đánh đuổi quân giặc? Ai sẽ đi theo lý tưởng của cụ Hồ, của Đảng cùng dân làng? Giờ đây, T Nú không nghĩ đến bản thân mình nữa. Giặc dùng giẻ tẩm nhựa xà nu để đốt mười đầu ngón tay của T Nú, như để thiêu rụi đi ý chí đấu tranh của dân làng Xô man. Nhưng chính điều này khiến cho ngọn lửa đấu tranh của dân làng Xô man như được tiếp thêm sức mạnh để bùng cháy. Khi bị lửa thiêu đốt, T Nú không thèm kêu van mà mạnh mẽ thét lên: Giết. Tất cả dân làng Xô man đồng tâm đồng lòng vùng lên để chống lại quân giặc. Một sự nổi dậy có sức mạnh làm rung chuyển núi rừng. Bàn tay ấy của T Nú chính là chứng tích của lòng hận thù của T Nú, chứng tích cho tội ác mà quân giặc đã gây ra đối với T Nú và dân làng Xô man. Lòng hận thù ấy đã biến bàn tay của T nú thành ngọn đuốc khởi nghĩa, bùng lên ý chí của cả dân làng. Bàn tay ấy dù chỉ còn hai đốt vẫn cầm súng, cầm giáo để đánh đuổi quân thù. Cuối cùng, bàn tay ấy đã xiết vào cổ họng của những thằng Dục tàn ác hơn cả những con thú. Giò đây, T nú đã chính thức gia nhập lực lượng giải phóng quân, bỏ lại mọi đau thương để quét sạch những kẻ hung bạo, tàn ác. T nú đã trở thành một cán bộ có tinh thần kỷ luật cao, dù nhớ gia đình, nhớ quê hương nhưng vẫn tuân thủ mọi quy định của quân đội. Nhân vật T nú trong tác phẩm Rừng xà nu thật sự là một người anh hùng, đại diện cho những người dân Tây Nguyên dũng cảm, kiên trung, yêu thương gia đình và Tổ Quốc. Nguyễn Trung Thành đã xây dựng nhân vật T Nú rất thành công, hội tụ đầy đủ những nét đặc trưng của mảnh đất và con người Tây Nguyên.