Phân tích “Nhưng Nó phải bằng hai mày” và “Tam đại con gà”

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Thể loại: Là truyện cười thuộc truyện trào phúng, phê phán.

    Chủ đề: Truyện vạch trần lôi xử kiện vì tiền của bọn quan lại tham nhũng, đồng thời nêu lên tình cảnh bi hài vừa đáng thương vừa đáng trách của người lao động xưa.

    Nội dung:

    Truyện phê phán cách xử kiện của thầy lí và vạch trần bản chất tham nhũng của quan lại địa phương trong xã hội Việt Nam xưa thông qua việc lấy đồng tiền làm “tiêu chuẩn” xử kiện và đồng tiền là thước đo công lí.

    Truyện thể hiên tình cảnh vừa đáng thương, vừa đáng trách của người lao động, họ vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm, hành vi tiêu cực đã làm anh Cải trở nên thảm hại, vừa đáng cười vừa đáng trách.

    Lời nói gây cười kết thúc truyện: Từ “Phải” là từ đa nghĩa vừa chỉ tính chất (lẽ phải) vừa chỉ điều bắt buộc, nhất thiết phải có (mức tiền lo lót). Lời nói của thầy lí vừa vô lí lại vừa hợp lí. Vô lí trong xử kiện nhưng hợp lí trong môi quan hệ thực tế giữa các nhân vật. Lí trưởng dùng cái hợp lí để thay thế cho cái vô lí, vì thế, câu nói của hắn thể hiện sinh động và hài hước của bản chất tham nhũng của mình, gợi tiếng cười cho người nghe.

    Nghệ thuật:

    + Tạo được tình huống gây cười.

    + Xây dựng được những cử chỉ và hành động gây cười, mang nhiều nghĩa, hợp cùng lúc cử chỉ gây cười và lời nói gây cười.

    + Dùng hình thức chơi chữ và kết thúc bất ngờ để gây cười.

    Ý nghĩa:

    Tác phẩm ca ngợi sức sông, sự trỗi dậy mạnh mẽ của con người, của cái thiện trước sự vùi dập của kẻ xâu, cái ác; đồng thời thể hiện ước mơ về sự công bằng xã hội và hôn nhân hạnh phúc của nhân dân lao động.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    TAM ĐẠI CON GÀ

    Thể loại: Truyện cười trào phúng, phê phán.

    Chủ đề: Truyện phê phán những người “dốt hay nói chữ”, song lại luôn luôn tìm cách che giấu cái dô”t của bản thân, đồng thời có ngụ ý khuyên răn sâu sắc: không nên giấu dốt, hãy mạnh dạn học hỏi để khắc phục những yếu kém của mình.

    Nội dung:

    Truyện phê phán anh học trò đã dốt nhưng lại khoe mình là giỏi, đã dốt lại cô” tình chông chế ngụy biện che đậy sự dốt nát của mình. Nguy hại hơn, lại còn đi dạy trẻ, hậu quả khôn lường.

    Truyện phê phán một thói xâu của con người trong xã hội: Đó là sự giấu dốt. Đồng thời nêu lên ý nghĩa khái quát Dốt không che đậy được. Càng giấu càng tự bộc lộ ra, càng làm trò cười cho thiên hạ. Người dốt phải tự biết mình dốt ra sức học để hết dốt.

    Nghệ thuật:

    + Nghệ thuật tạo dựng mâu thuẫn trào phúng qua việc sắp xếp cái tình huống gây cười, ngày càng tăng.

    + Nghệ thuật “nhân vật tự bộc lộ” thông qua những suy nghĩ, lời nói, hành động; thầy đồ đã tự bộc lộ cái dốt của bản thân.

    + Kết thúc truyện bất ngờ với câu nói liều lấy được của nhân vật góp phần tạo nên tiếng cười sảng khoái.